>> Ban Chỉ đạo thực hiện những giải pháp mang tính đột phá:
Trong hai tháng, phải hoàn thành một số nhiệm vụ trọng tâm (Xem trang 2).
Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Tân vào chiều 10.5 tại cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện những giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2021. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện trong hai tháng qua và định hướng trong các tháng tới. Đến dự có Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Viết Thanh, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thành Tâm.
Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Viết Thanh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
>> Hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Xem trang 3).
Hiện hàng Việt chiếm trên 80% mạng lưới phân phối hàng hoá ở địa phương, qua đó cho thấy người tiêu dùng đã quan tâm đến hàng hoá sản xuất trong nước và lựa chọn hàng Việt khi tiêu dùng.
Ông Trần Thanh Mẫn- Chủ tịch Uỷ ban TWMTTQVN, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Trung ương khảo sát siêu thị Co.opMart Tây Ninh.
>> Đời công nhân- Còn lắm khó khăn (Xem trang 9).
Mức thu nhập thấp, giá cả sinh hoạt lại leo thang, họ lẩn quẩn trong vòng quay đi làm, tăng ca, ngủ, thức dậy rồi đi làm, mà không có điều kiện vui chơi giải trí, hay nâng cao trình độ.
Công nhân nữ làm việc tại một công ty.
>> Cần tiến dần đến việc xoá bỏ xe đẩy rác (Xem trang 8).
Việc tập kết nhiều xe đẩy rác tại một địa điểm gây nên mùi hôi, ảnh hưởng đến những hộ dân gần đó, chưa kể nước thải từ xe đẩy rác chảy xuống đường gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.
Điểm tập kết xe đẩy rác nằm ngay trước cửa 1 chợ Long Hoa, huyện Hoà Thành.
>> Nâng cao chất lượng xử lý chất thải (Xem trang 7).
Trên địa bàn tỉnh có 4/6 cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép. Hầu hết các cơ sở xử lý này đang ký hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại từ các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài tỉnh đem về xử lý tại cơ sở đặt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Tập kết rác thải tại một công ty xử lý rác thải trên địa bàn xã Tân Hưng, huyện Tân Châu.
>> Lò đúc gang ở Trường Thọ:
Đổi mới công nghệ để bảo vệ môi trường (Xem trang 7).
Việc cơ sở chuyển đổi công nghệ trước hết nhằm bảo vệ môi trường, kế đến là để phát triển nghề truyền thống này vì làm thủ công thì khó cạnh tranh lại với những nơi khác. Việc áp dụng công nghệ hiện đại cũng mang lại nhiều lợi ích như giúp giảm chi phí sản xuất, chi phí nhân công, thời gian làm việc…
Cơ sở đúc gang Anh Tuấn chuyển đổi sang công nghệ đúc điện để khắc phục các vấn đề về môi trường.
.... và một số tin, bài hấp dẫn khác.
BTNO