Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Trên số báo in ra ngày 13.09.2017 có một số thông tin đáng chú ý như sau:
>> Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
Duyệt văn kiện Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2017-2022 (Xem trang 2).
Sáng ngày 12.9, ông Nguyễn Anh Tuấn- Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đến Tỉnh đoàn Tây Ninh duyệt văn kiện Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh, nhiệm kỳ 2017-2022. Tham dự có ông Nguyễn Thành Tâm- Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.
Bí thư Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn phát biểu kết luận tại hội nghị.
>> Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 9.2017:
Cho ý kiến về chương trình phát triển đô thị thị trấn Gò Dầu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Xem trang 2).
Việc cụ thể hoá chương trình phát triển đô thị thị trấn Gò Dầu là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách. Từ đó, đề ra các chương trình, kế hoạch phát triển, danh mục dự án đầu tư và đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp theo lộ trình phát triển; đồng thời cũng là cơ sở để lập đề án phân loại thị trấn Gò Dầu là đô thị loại IV trong năm 2018 theo kế hoạch...
>> UBND tỉnh và UBMTTQVN tỉnh:
Ký kết chương trình phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh (Xem trang 2).
UBND tỉnh và Uỷ ban MTTQVN tỉnh vừa ký kết chương trình phối hợp thực hiện Nghị quyết liên tịch số 88/NQLT/CP-ĐCT-UBTWMTTQVN ngày 7.10.2016 giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban TWMTTQVN về phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
>> Quy hoạch phát triển đô thị:
Còn nhiều bất cập (Xem trang 10).
Cuối tháng 8.2017, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tiến hành giám sát tình hình quản lý, thực hiện quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh. Qua giám sát, cho thấy việc quy hoạch phát triển đô thị còn nhiều bất cập.
Nhiều khu vực tại TP Tây Ninh, cứ mưa là ngập. Ảnh minh hoạ: ĐHT
>> Đưa nội dung “quyền con người” vào chương trình giáo dục (Xem trang 8).
Ngày 5.9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân (gọi tắt là Đề án). Tuỳ vào từng cấp, bậc học, nhóm đối tượng, nội dung giáo dục quyền con người có thể khác nhau.
Học sinh phổ thông thảo luận về tình trạng buôn bán người.
>> Bài dự thi phóng sự, ký sự:
Gần 30 năm sống “không quốc tịch” (Xem trang 5).
Bà Dơm kể, năm 1989, sau khi theo ông Lợi về Việt Nam, bà chỉ có mảnh giấy khai sinh. Từ sau sự cố nhà cháy năm 1992 ở ấp Giồng Cà, mảnh giấy đó cũng không còn. Từ đó, bà trở thành người không có giấy tờ hợp pháp, di cư tự do, kết hôn không giá thú. Gia đình trình báo với chính quyền địa phương, bà được chính quyền xã xác nhận, nhưng đến nay, bà vẫn là người tạm trú có thời hạn.
Bà Mơn Dơm (bên trái).
>> Truy xuất nguồn gốc thực phẩm:
Người sản xuất phải có trách nhiệm với chất lượng sản phẩm (Xem trang 6).
Theo một cán bộ am hiểu về lĩnh vực này, công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên rau, quả, thịt... đã được các nước tiên tiến áp dụng từ lâu, nhằm ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp nông nghiệp, HTX nông nghiệp đối với chất lượng sản phẩm của mình.
Canh tác rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại Tổ hợp tác rau an toàn ấp Ninh Bình, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu.
... và nhiều tin, bài hấp dẫn khác.
BTNO