Đọc báo in
Tải ứng dụng

Trên số báo in ra ngày 18.02.2023 có một số thông tin đáng chú ý như sau:

>> Tưng bừng Lễ hội Nghệ thuật chế biến món ăn chay (Xem trang 2).

Đêm 17.2, tại Nhà Thi đấu thể dục, thể thao tỉnh (phường 3, thành phố Tây Ninh), Lễ hội “Nghệ thuật chế biến món ăn chay tỉnh Tây Ninh” lần thứ I, năm 2023 chính thức khai mạc.

Ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đánh trống khai hội.

>> Để thành phố Tây Ninh trở thành “thành phố du lịch”

Bài 1: Cần có bản sắc, đặc trưng riêng (Xem trang 4).

Thành phố Tây Ninh hiện có một lợi thế rất lớn là có Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen- một trong những địa điểm thu hút khách tham quan nằm trong top đầu của cả nước. Đối với thành phố Tây Ninh còn rất nhiều khó khăn, thách thức, cần phải có kế hoạch căn cơ, khoa học và lộ trình thực hiện cụ thể mới có thể trở thành “thành phố du lịch” như kỳ vọng của chính quyền địa phương.

Đường vào một quán ăn sinh thái dưới chân núi Bà Đen.

>> Không khí náo nhiệt ngày đầu tiên của lễ hội ẩm thực chay (Xem trang 5).

Các gian hàng hoạt động hết công suất. Ở khu vực trưng bày 188 món ăn chay, nhiều người đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm. Khu vực ẩm thực gần như không còn chỗ ngồi.

Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh tham quan khu vực trưng bày các món ăn chay.

>> Món chay gieo duyên(Xem trang 9).

Có những người biết và gắn bó với món ăn chay như là một mối duyên lành, giúp cuộc sống của họ thêm nhiều niềm vui.

Bà Liên chia sẻ kỷ niệm vui khi đi nấu chay.

>> Hoàng hôn rực rỡ trên vùng đất Tây Ninh (Xem trang 12).

Mỗi buổi chiều, sau giờ làm việc ai ai cũng hối hả trở về nhà. Tuy nhiên, nếu có thời gian, bạn thử ghé lại đâu đó như cầu Quan hay chùa Gò Kén, dừng chân vài phút để ngắm khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày. Những ánh hoàng hôn tuyệt đẹp sẽ giúp bạn xoá tan mọi mệt nhọc của một ngày làm việc căng thẳng.

Chiều Gò Kén.

>> Góp phần bảo tồn nhạc ngũ âm của người Khmer Tây Ninh (Xem trang 13).

Trải qua nhiều thập kỷ, người Khmer Nam bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng đã hun đúc nên những giá trị văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong kho tàng văn hoá ấy, nhạc ngũ âm (Phlang Pưn Piết) được xem là “tài sản” quý giá nhất của đồng bào Khmer. Sự phát triển của nhạc ngũ âm trong cuộc sống hiện đại góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân ở các phum, sóc.

Một điu múa truyn thng ca người Khmer trên đỉnh núi Bà Đen.

... và một số tin, bài hấp dẫn khác.

BTNO