>> Phụ nữ Tây Ninh thời kỳ mới: Tự tin, trách nhiệm và tiến bộ (Xem trang 3).
Đại hội lần thứ XIV là kỳ Đại hội Phụ nữ đầu tiên được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, phải giảm tối đa đại biểu khách mời; không tổ chức các hoạt động bên lề Đại hội; nghiêm túc thực hiện 5K.
Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng bức tranh gạo - biểu trưng của Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII.
>> Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ:
Thăm, chúc mừng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh (Xem trang 2).
Sáng 17.11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Phạm Hùng Thái đến thăm, chúc mừng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh nhân kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18.11.1930 - 18.11.2021).
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Hùng Thái (bên phải) tặng hoa chúc mừng Uỷ ban MTTQ tỉnh.
>> Năm 2021: Năm “hành động” trong chuyển đổi số (Xem trang 7).
Năm 2020 là năm đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đánh giá chỉ số chuyển đổi số (Digital Transformation Index - DTI) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Người dân làm thủ tục tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
>> Phòng, chống dịch trong “tình hình mới”: Đừng chủ quan, lơ là (Xem trang 8).
Trong những ngày qua, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh liên tục gia tăng. Cùng với việc tuyên truyền, hướng dẫn, thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra, nhắc nhở và xử lý những đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, người dân vi phạm các quy định phòng, chống dịch.
Người đi chợ đông, không bảo đảm khoảng cách an toàn phòng, chống dịch ở một số thời điểm (ảnh chụp tại khu vực phía ngoài chợ phường 3, thành phố Tây Ninh).
>> Hơn 190.000 người lao động nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (Xem trang 10).
Kết quả, tính đến ngày 11.11.2021, toàn tỉnh giải quyết hưởng hỗ trợ cho 194.896 người lao động; trong đó, có 182.894 lao động đang tham gia BHTN và 12.002 người dừng tham gia, với tổng số tiền hỗ trợ hơn 450 tỷ đồng.
>> Lao động tự do còn nhiều khó khăn (Xem trang 10).
Trong điều kiện “bình thường mới”, mọi hoạt động dần trở lại. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh vẫn còn rất phức tạp, nhiều hoạt động gặp khó khăn.
Trước đó, nhiều lao động tự do phải dừng việc, không có thu nhập. Bình thường, những đối tượng này đã gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, ổn định thu nhập, bảo đảm đời sống gia đình, nay đối mặt với dịch bệnh Covid-19, họ càng thêm khó.
Chị Hằng soạn hàng hoá chuẩn bị cho buổi chợ.
>> Hồ sơ không hợp lệ, khách hàng không được công ty bảo hiểm hỗ trợ (Xem trang 4).
Ông Châu Ngọc Sơn- ngụ ấp Tân Định 2, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu là khách hàng lâu năm của Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam nhưng không được nhận số tiền này do… thiếu giấy ra viện.
Giấy xác nhận hoàn thành cách ly Covid-19 do Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Tây Ninh cấp cho ông Sơn (bên dưới giấy này có nội dung xác nhận của UBND xã Suối Đá).
>> Kết nối cung cầu vật tư đầu vào, thúc đẩy sản xuất vụ Đông Xuân (Xem trang 6).
Để bảo đảm an toàn cho các đợt xuống giống tập trung, né rầy, căn cứ vào diễn biến rầy nâu và chế độ thuỷ văn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam bộ, Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo mỗi địa phương xác định lịch thời vụ xuống giống dựa vào dữ liệu bẫy đèn cho từng tháng.
Nông dân Tây Ninh thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp. Ảnh minh hoạ
.. và một số tin, bài hấp dẫn khác.