>> Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo:
Thần tốc truy vết, điều tra dịch tễ các trường hợp F1, F2 (Xem trang 3).
Sáng 24.6, ông Nguyễn Thanh Ngọc- Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tỉnh chủ trì cuộc họp trực tuyến khẩn cấp với các điểm cầu huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch, khi xuất hiện 5 ca mắc Covid-19 mới tại Khu công nghiệp Thành Thành Công, thị xã Trảng Bàng.
Tham dự cuộc họp có ông Phạm Hùng Thái- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ cùng đại diện lãnh đạo, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của các huyện, thị xã, thành phố và các công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp có trên 1.000 công nhân.
Lấy mẫu test nhanh cho công nhân tại Công ty TNHH May mặc First Team Việt Nam, KCN Thành Thành Công An Hoà. Ảnh: Ðình Tiến
>> Tây Ninh: Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 tăng 17 bậc so năm 2019 (Xem trang 2).
Chiều 24.6, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2020 của bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình- Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì và chỉ đạo hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Tây Ninh, lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Thông tin - Truyền thông cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan tham dự.
Người dân đến Trung tâm hành chính công của tỉnh giải quyết các TTHC.
>> Trả lời ðơn của ông Nguyễn Thanh Hưng và bà Trần Thị Nguyên:
Cơ quan Thi hành án cho biết việc xử lý tài sản là đúng quy định pháp luật (Xem trang 4).
Tại thời điểm CHV ban hành quyết định kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án, Chi cục THADS thụ lý và tổ chức thi hành án đối với ông Hưng, bà Nguyên về 18 hồ sơ như đã nêu trên; nếu tính luôn số tiền lãi suất phát sinh do chậm thi hành án, số tiền và lãi suất vay tại một ngân hàng thì tổng cộng số tiền phải thi hành án là gần 2,7 tỷ đồng.
Một góc hiện trạng đất đã được bán đấu giá thành.
>> Cựu chiến binh “mê” từ thiện (Xem trang 5).
Trong cái nắng gay gắt của những ngày tháng 6, chúng tôi đi trên con đường về ấp Thanh Xuân, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên - con đường mà người dân ấp Thanh Xuân gọi đây là “đường của cậu Hai Hùng”- cái tên rất đỗi thân thuộc với người dân ấp này. Ông Hai Hùng là cựu chiến binh gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua, nhiệt tình giúp đỡ bà con vươn lên thoát nghèo, góp phần xây dựng địa phương giàu đẹp.
Ở độ tuổi 76, ông Hùng vẫn có thể tự điều khiển máy cày.
>> Bảo đảm an toàn sử dụng điện trong nhân dân (Xem trang 7).
Thời gian qua, Công ty Ðiện lực Tây Ninh nhận được sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của các địa phương, đặc biệt là Ban Chỉ đạo (BCÐ) bảo vệ an toàn lưới điện cao áp của tỉnh. Ðịnh kỳ 6 tháng/lần, BCÐ phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố và Công ty Ðiện lực Tây Ninh kiểm tra công tác bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Cắt tỉa cây xanh để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão (Ảnh: Tâm Giang)
>> Sàn thương mại điện tử:
Kích cầu tiêu thụ sản phẩm OCOP (Xem trang 8).
Ðẩy mạnh tiêu thụ nông sản, trong đó có các sản phẩm OCOP trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng vẫn bảo đảm giá cả, an toàn trong tiêu thụ là vấn đề nan giải của cơ quan quản lý nhà nước và nông dân. Trong bối cảnh đó, kênh bán hàng qua mạng xã hội, sàn giao dịch điện tử “lên ngôi”, phần nào giải quyết được “bài toán” này.
Các sản phẩm OCOP của Tây Ninh trên kênh bán hàng Postmart.