Ông Nguyễn Văn Nên (bên trái) thắp hương tại đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
>> Văn phòng Trung ương Ðảng:
Viếng Nghĩa trang liệt sĩ Tân Biên (Ðồi 82) (Xem trang 2).
Tại lễ viếng, ông Nguyễn Văn Nên đã đánh 3 hồi chuông chiêu hồn các anh hùng liệt sĩ và cùng các đại biểu ôn lại lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, kết thúc là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Thăm, tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn TP. Tây Ninh (Xem trang 2).
Tại mỗi gia đình, ông Phạm Văn Tân ân cần thăm hỏi sức khoẻ, đời sống và khẳng định, Ðảng và Nhà nước luôn ghi nhớ những công lao, hy sinh quý báu của các Mẹ VNAH, Anh hùng LLVTND, cán bộ tiền khởi nghĩa, đã góp phần quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng mỗi gia đình một phần quà của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh.
Một góc thành phố Tây Ninh ngày nay.
>> KỶ NIỆM 43 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ÐẤT NƯỚC (30.4.1975 - 30.4.2018)
Nhớ ngày giải phóng Tây Ninh (Xem trang 10).
“Khi chúng tôi vào giải phóng thị xã Tây Ninh, kho vũ khí của địch còn cháy, nổ lép bép. Tôi bảo anh em qua dập lửa, thu giữ vũ khí”, ông Nguyễn Lương, 76 tuổi, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 14- một trong những đơn vị tham gia giải phóng Tây Ninh, nhớ lại.
Ma Thiên Lãnh.
>> Tận hưởng kỳ nghỉ lễ ngay tại tỉnh nhà (Xem trang 7).
Thời gian gần đây, nhiều bạn trẻ trong tỉnh lẫn ngoài tỉnh thích tìm đến những điểm du lịch, vui chơi mới ở Tây Ninh như Ma Thiên Lãnh, cánh đồng Khedol, các khu du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ ăn uống... Một số người thích du lịch tâm linh thì chọn chùa Thiền Lâm - Gò Kén thay thế cho núi Bà hay Toà thánh Cao Ðài đã quá quen thuộc. Hay một số khác chọn suối Trúc thay cho khu lòng hồ Dầu Tiếng...
Anh Cao Hoài Phương giới thiệu miệng hầm vào Căn cứ Núi Ðất.
>> Tìm thấy Căn cứ Núi Ðất (Xem trang 5).
Mùa này, cây rừng đang thay lá. Gò Núi Ðất cao khoảng 4m, đường kính dưới chân ước chừng hơn 20m, trên gò có hai cửa hầm, nhưng đã bị đất sụp lún làm bít hết lối vào. Ðỉnh của căn cứ này cũng bị sụp sâu xuống khoảng 2m. Xung quanh, có nhiều đường giao thông hào dẫn vào gò đất, nhưng cũng chỉ còn lại là những phần đất trũng, chạy dài quanh co trong rừng.
Ông Tám Quang trò chuyện với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhân chuyến thăm Tây Ninh, tháng 12.2009 (ảnh do gia đình cung cấp).
>> Người hiến đất, dựng bia Giồng Nần (Xem trang 3).
Di tích quốc gia Giồng Nần vững chãi, mái vòm cao, kiên cố, nằm bên bến Ðường Xuồng chính là nơi thành lập cơ sở Ðảng đầu tiên trên đất Tây Ninh, vào cuối tháng 3.1930. Ðể ghi lại dấu ấn, đồng thời để thế hệ mai sau mãi mãi không quên truyền thống cha ông, một gia đình đã hiến đất để xây di tích.
... và nhiều tin, bài hấp dẫn khác.
BTNO