Đọc báo in
Tải ứng dụng

Trên số báo in ra ngày 31.7.2024 có một số thông tin đáng chú ý như sau:

>> Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Ðảng (1.8.1930 - 1.8.2024):

Cán bộ Tuyên giáo cơ sở-Góp phần ổn định xã hội (Xem trang 3).

Công tác tuyên giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tham mưu cho cấp uỷ địa phương trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước đến với đảng viên, quần chúng nhân dân. Chính những đóng góp của những cán bộ Tuyên giáo cơ sở đã góp phần tích cực đưa nghị quyết vào cuộc sống, tạo nên sự ổn định về an ninh, chính trị, tạo môi trường sống lành mạnh, văn minh cho xã hội.

Ông Trương Hồng Quỳ chia sẻ kinh nghiệm làm công tác tuyên giáo cho thế hệ kế tiếp.

>> Tấm lòng người cựu chiến binh (Xem trang 6).

Tuổi trẻ sống nhiệt huyết, về già đầy tinh thần trách nhiệm. Ðó là cách cựu chiến binh Phạm Ðức Cảnh (ấp Hội An, xã Tân Hội, huyện Tân Châu) chọn lựa và làm theo. Ở cái tuổi xưa nay hiếm, người thương binh với những bước đi khập khiễng ấy vẫn còn rất nặng lòng với đồng chí, đồng đội.

 

Ông Cảnh (bên trái) trao đổi công việc với ông Lê Xuân Cúc- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Tân Châu.

>> Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, tích cực đóng góp xây dựng quê hương (Xem trang 5).

Không chỉ thành công nhờ mô hình chuyển đổi cây trồng hiệu quả, biến vùng đất biên giới trũng, ứ phèn, quanh năm ngập nước của xã Phước Bình trở nên trù phú, thu về bạc tỷ mỗi năm, ông Nguyễn Văn Sáu còn là một công dân gương mẫu với nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Ông Nguyễn Văn Sáu cùng ông Phan Thiện Khâm- Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Bình trên cánh đồng trồng dứa Queen tại khu vực biên giới xã Phước Bình.

>> Môn Khoa học tự nhiên sau 3 năm thay sách (Xem trang 8).

Cấp học tiểu học đã thực hiện 4 năm, THCS thực hiện 3 năm, THPT là 2 năm, do đó, giáo viên cũng đã có những “trải nghiệm” để thực hiện cho những lớp áp chót.

Giáo viên và sách giáo khoa.

>> Chống ngập đô thị-Không phải chuyện “một sớm, một chiều” (Xem trang 4).

Những năm qua, tỉnh và các địa phương triển khai nhiều giải pháp khắc phục tình trạng cứ đến mùa mưa lại xuất hiện ngập cục bộ trên các tuyến đường lớn ở thành phố Tây Ninh và một số đô thị khác, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Dự án đường Nguyễn Văn Rốp (thành phố Tây Ninh) đang triển khai, hy vọng sẽ khắc phục được tình trạng ngập tại khu vực này.

>> Trăm năm Ðông Tác-làng Chăm (Xem trang 9).

Ðấy là vào năm 1957, khi xã Ðông Tác được giải thể, nhập vào xã Thái Hiệp Thạnh. Trong khi đến tận ngày nay (2024), nhiều người Chăm ở đây vẫn còn nhớ đến tên của làng xưa, làng từng có một tên riêng.

Nhóm người Chăm ở làng Ðông Tác xưa, khoảng năm 1920. Ảnh: tư liệu Ð.H.T

... và một số tin, bài hấp dẫn khác.

BTNO