Hầu đồng là một nghi lễ tổng hợp, tích hợp những giá trị di sản văn hóa dân gian về văn học, âm nhạc, vũ đạo, mỹ thuật, nghệ thuật trình diễn, lễ hội dân gian.
Tín ngưỡng thờ Mẫu hay đạo Mẫu trở thành một trong những tín ngưỡng của người Việt Nam, bắt nguồn từ thời kỳ mẫu hệ và tồn tại hàng ngàn năm nhưng phải từ thế kỷ XVI trở đi, trên cơ sở tục thờ Nữ Thần, Mẫu thần, nó phát triển thành Mẫu Tam phủ, Tứ phủ với Thánh Mẫu Liễu Hạnh là thần chủ. Hầu đồng được coi là một nghi lễ của đạo Mẫu, diễn xướng tín ngưỡng dân gian, chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh và văn hóa nghệ thuật dân tộc.
Tín ngưỡng thờ Mẫu hay đạo Mẫu trở thành một trong những tín ngưỡng của người Việt Nam, bắt nguồn từ thời kỳ mẫu hệ và tồn tại hàng ngàn năm nhưng phải từ thế kỷ XVI trở đi, trên cơ sở tục thờ Nữ Thần, Mẫu thần, nó phát triển thành Mẫu Tam phủ, Tứ phủ với Thánh Mẫu Liễu Hạnh là thần chủ. Hầu đồng được coi là một nghi lễ của đạo Mẫu, diễn xướng tín ngưỡng dân gian, chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh và văn hóa nghệ thuật dân tộc.
Hầu đồng là một nghi lễ tổng hợp, tích hợp những giá trị di sản văn hóa dân gian về văn học, âm nhạc, vũ đạo, mỹ thuật, nghệ thuật trình diễn, lễ hội dân gian. Những người hầu đồng được cho là có khả năng tiếp xúc với thần linh; người dân tham gia hầu đồng với niềm tin rằng họ được tiếp xúc với thần linh thông qua người hầu đồng để cầu mong tài lộc và sức khỏe.
Hầu đồng tiến hành tại các đền phủ trong không gian thiêng tôn giáo thiêng liêng gắn liền hoạt động nghi lễ dâng cúng, phát truyền, phát lộc. Tín ngưỡng thờ Mẫu hình tượng hóa qua các tượng, tranh dân gian, trang trí và trang phục qua ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành. Lễ nghi hầu đồng làm trước bàn thờ thánh Mẫu trong không gian hẹp được coi là sân khấu tâm linh. Chủ lễ các buổi hầu là các ông đồng, bà đồng, ông bà đồng (được nhập hồn của các vị thánh) bước lên chiếu hầu được hai phụ tá ngồi hai bên giúp công việc hầu thánh, thay lễ phục thích hợp từng giá chầu được gọi hầu dâng. Nhạc công phục vụ cho lễ gồm những người đánh đàn, trống, thổi sáo… Ngồi xung quanh một hay hai người hát xướng gọi là cung văn. Cung văn xướng nhạc và hát cho việc trình diễn của con đồng khi thánh nhập. Trong một buổi hầu có nhiều vị thần linh xuất hiện gọi là các vị giáng đồng. Lúc vị thần linh nhập vào các ông đồng bà đồng để nhảy múa, phát truyền được gọi ốp đồng hoặc giáng đồng. Mỗi lần ông đồng bà đồng được thần linh nhập vào thăng như vậy gọi là một giá đồng. Hầu đồng thường có 36 giá về các vị thần linh, đức Mẫu tới các hàng chầu, hàng quan cho tới các vật linh.
Múa trong hầu đồng đầy đủ các hình thức của ngôn ngữ múa. Múa tính cách theo từng giá hầu tương ứng với các vị thánh. Giá các vị thánh hàng quan lớn đều là múa võ kèm theo binh khí, cờ hiệu, động tác nhanh mạnh, uy nghi linh thiêng. Giá các vị thánh hàng chầu thuộc thánh nữ thần lớn người thiểu số, vũ điệu là các điệu múa quạt, múa mồi, múa tay không với nền nhạc sắc thái dân tộc. Quạt múa trong các giá là quạt lông các màu trắng, xanh, đỏ, vàng, phù hợp màu sắc từng phủ của các vị thánh. Giá các ông hoàng dùng múa hèo, múa khăn, múa bắn cung. Giá các cô mềm mại uyển chuyển với trang phục đẹp vũ đạo, phong phú với quạt, múa lẵng hoa, múa thêu, múa chèo đò… vừa linh thiêng vừa gần gũi đời thường. Múa mô phỏng ở hầu đồng có cưỡi ngựa, chèo thuyền, quẩy hàng… Múa đạo cụ trong các giá đồng có múa mồi, múa kiếm, múa hèo, múa quạt, múa mái chèo, múa khăn, múa cờ…
Sân khấu hầu đồng sử dụng phương pháp ước lệ, cách điệu hóa cao, mọi nghi lễ động tác đều trên một chiếc chiếu trải trong điện, các điệu múa từ tay chân, thân hình đều tạo cảm giác người hầu là hiện thân của thần linh qua động tác múa tay, bước chân, rung thân, vươn người. Cùng với nghệ thuật diễn xướng, văn học ở hầu đồng là thi ca, điển tích, bài văn giầu triết lý, giàu nhạc tính, đầy chất nhân sinh...
Theo BAVN