Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh:
Đồng hành cùng người dân, phục hồi sản xuất
Thứ sáu: 00:32 ngày 22/04/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Để chung tay cùng người nghèo và các đối tượng yếu thế, NHCSXH tỉnh chỉ đạo các phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể nhận uỷ thác rà soát, cập nhật những trường hợp vay vốn bị rủi ro do dịch Covid-19.

Nhân viên Ngân hàng CSXH trao tiền giải ngân cho người dân phường 2, TP. Tây Ninh 

Từ cuối năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của nhiều địa phương; hoạt động của các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn; thương mại, dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng, giảm tối đa công suất; các chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy.

Trong bối cảnh đó, bằng những giải pháp thiết thực, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tập trung đẩy mạnh hoạt động giải ngân các chương trình tín dụng chính sách nhằm hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống sau đại dịch Covid-19.

Nhờ thủ tục nhanh gọn, nguồn vốn giải ngân kịp thời đã giúp bà con tháo gỡ khó khăn về vốn, tiếp tục phát triển sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập cho gia đình, bảo đảm an sinh xã hội khi tỉnh đang dần trở lại trạng thái bình thường mới.

Để chung tay cùng người nghèo và các đối tượng yếu thế, NHCSXH tỉnh chỉ đạo các phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể nhận uỷ thác rà soát, cập nhật những trường hợp vay vốn bị rủi ro do dịch Covid-19.

Từ kết quả rà soát, có giải pháp hỗ trợ khách hàng một cách kịp thời như: gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho vay bổ sung để khôi phục sản xuất, hướng dẫn lập hồ sơ và đề nghị xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan theo quy định.

Cùng với các chương trình tín dụng chính sách đã triển khai nhiều năm qua, năm 2021, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến hết ngày 31.3.2022, trên địa bàn tỉnh đã có 5 doanh nghiệp (người sử dụng lao động) được vay trên 78,7 tỷ đồng để trả lương cho hơn 24.000 lượt người lao động.

Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, NHCSXH tỉnh chỉ đạo quyết liệt phòng giao dịch cấp huyện triển khai các giải pháp phòng, chống dịch, duy trì ổn định và giữ vững chất lượng tín dụng, góp phần thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Tại các điểm giao dịch xã, NHCSXH tỉnh chỉ đạo phòng giao dịch các huyện, thị xã phối hợp Chủ tịch UBND cấp xã, các hội đoàn thể nhận uỷ thác bố trí, sắp xếp thời gian để khách hàng, tổ tiết kiệm và vay vốn đến giao dịch, tránh tập trung đông người cùng một thời điểm. Bố trí khoảng cách giữa khách hàng với giao dịch viên, khách hàng với khách hàng, đo thân nhiệt và mang khẩu trang khi giao dịch.

Tính đến ngày 31.3.2022, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã giải ngân cho trên 7.700 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. “Đòn bẩy” từ tín dụng ưu đãi là nguồn lực chính giúp cho các hộ khó khăn có thêm điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, tăng thu nhập, hướng tới mục tiêu thoát nghèo bền vững.

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 2.985,7 tỷ đồng, tăng 69,7 tỷ đồng so với đầu năm, tăng gần 3% so cùng kỳ năm 2021, đạt 95,9% kế hoạch dư nợ.

Theo lãnh đạo NHCSXH tỉnh, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, đơn vị tập trung huy động nguồn lực, mở rộng cho vay kịp thời, đúng đối tượng- nhất là hộ nghèo, người yếu thế, góp phần tạo việc làm, ổn định cuộc sống, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của địa phương. NHCSXH tỉnh triển khai tốt chương trình cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giúp người dân tạo sinh kế, vượt qua khó khăn do đại dịch”.

Đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, NHCSXH được giao triển khai thực hiện 5 chương trình tín dụng ưu đãi trong 2 năm (2022 - 2023). Đơn vị đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản về triển khai thực hiện thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên triển khai thực hiện.

Chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền về các gói tín dụng ưu đãi; phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế và xã hội. Qua rà soát, tổng nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết 11/NQ-CP là 633,1 tỷ đồng, Trong đó, năm 2022 là 374,1 tỷ đồng, còn lại là năm 2023.

Nhu cầu vốn đối với chương trình cho vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ là 500 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/NĐ-CP 116 tỷ đồng; cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến theo Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 4.4.2022 của Thủ tướng Chính phủ 4,6 tỷ đồng; cho vay thực hiện Chương trình MTQG về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 là 6 tỷ đồng; cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập phải ngừng hoạt động ít nhất 1 tháng theo yêu cầu phòng, chống dịch 6,5 tỷ đồng.

Trên cơ sở kết quả tổng hợp nhu cầu vay vốn, NHCSXH tỉnh đã gửi NHCSXH Việt Nam để căn cứ phân bổ nguồn vốn. Các đơn vị trực thuộc tập trung đẩy mạnh tuyên truyền các chương trình tín dụng được giao thực hiện theo Nghị quyết 11/NQ-CP để các đối tượng thụ hưởng nắm bắt kịp thời; phân bổ nguồn vốn bảo đảm phù hợp với nhu cầu và thực tế từng địa phương, ưu tiên cho vay đối với người lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19, cơ sở kinh doanh để phục hồi sản xuất.

Minh Dương

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục