Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đề nghị như vậy tại Hội thảo tác hại của việc lạm dụng rượu bia và điều trị ngộ độc rượu có methanol được Bộ Y tế tổ chức sáng 10-4.
“Nếu cồn công nghiệp được pha thêm chất chỉ thị màu xanh hay màu đỏ vào thì làm sao có thể đem pha làm rượu giả nữa, từ đó có thể cắt nguồn rượu độc trên thị trường” - ông Tiến đề nghị.
Theo báo cáo của Bộ Y tế đưa ra tại hội nghị, trong 3 tháng đầu 2017, gần 200 người bị ngộ độc methanol có trong rượu, trong đó ít nhất có 18 người chết, nhiều người bị di chứng về não và thị lực, trong đó có một người nước ngoài bị mù vĩnh viễn.
Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2017 là năm có số người ngộ độc và tử vong liên quan đến methanol cao nhất từ trước đến nay.
Bác sỹ Nguyễn Trung nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho hay ngoài methanol (cồn công nghiệp pha vào nước để làm rượu - P.V), trong 3 tháng đầu năm Trung tâm tiếp nhận ít nhất 2 ca ngộ độc cồn y tế, một số ít ngộ độc dung môi pha vecni và dung môi hóa chất bảo vệ thực vật.
Phát biểu tại hội thảo, đại diện Hiệp hội rượu bia, nước giải khát cho hay ước tính mới có 15% cơ sở sản xuất rượu thủ công trên toàn quốc được cấp phép, nhưng thực tế tại Ninh Bình, một trong những địa phương có số cơ sở sản xuất rượu thủ công lớn thì trong số 2.500 cơ sở sản xuất, chỉ có 6 cơ sở được cấp phép.
Nguồn TTO