Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Thứ tư: 14:07 ngày 11/12/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Đây là yêu cầu của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Quang cảnh buổi trao đổi. 

Bài 1: Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt, phù hợp với bối cảnh hội nhập

Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Đây là yêu cầu của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chủ trương lớn này được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt, phù hợp với bối cảnh hội nhập sâu rộng của đất nước ta hiện nay.

Tại một cuộc Tọa đàm do Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục tổ chức mới đây về Dự án Luật nhà giáo, các chuyên gia cho rằng để có thể từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học cần có chính sách thu hút giáo viên nước ngoài vào giảng dạy.

Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" yêu cầu các cấp đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Các cơ sở giáo dục và đào tạo trong nước được khuyến khích liên kết, hợp tác với các cơ sở tiên tiến trên thế giới. Về nội dung này, tại buổi tọa đàm, các đại biểu cho rằng cần xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút, sử dụng chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài về giảng dạy, nghiên cứu và làm việc tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trong nước. 

Để bàn luận về chủ đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các vị khách mời:

- GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Th.s Lưu Tú Oanh, Giáo viên tiếng Anh, Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội.

 - Bạn Hoàng Đức, giảng viên môn tiếng Anh ở Hà Nội. 

PV: Vâng thưa GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, tiếng Anh từ lâu đã là một môn học chính thức trong chương trình giáo dục, vậy tại sao chúng ta cần đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong thời điểm hiện nay?

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Tại thời điểm này yêu cầu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học là hết sức cần thiết. Có thể nói, phải đưa ngôn ngữ tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam thì đúng hơn. Bởi vì trước hết, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường lao động là thị trường toàn cầu. Khi một người tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), nếu có tiếng Anh thì sẽ có cơ hội apply (áp dụng) vào các trường đại học hàng đầu của thế giới.  

Thứ 2, khi một bạn tốt nghiệp đại học có chứng chỉ tiếng Anh thì có thể tham gia nhu cầu tuyển dụng không chỉ ở Việt Nam mà các công ty quốc tế trong và ngoài nước.

Thứ 3, nếu dân tộc Việt Nam giỏi tiếng Anh như một số nước bên cạnh như Singapore và một số nước khác thì rõ ràng chúng ta rất có lợi thế trong việc hội nhập quốc tế.

Chính vì thế cho nên là việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam là chủ trương hết sức đúng đắn. Nhưng thực ra không phải bây giờ, chủ trương này cách đây từ lâu rồi, khoảng hơn 10 năm trước. Khi đó, chúng tôi bắt đầu đổi mới tuyển sinh và Thủ tướng Chính phủ rất mong muốn làm thế nào để ngôn ngữ tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam. Và chúng ta đã có chương trình ngoại ngữ 2020 về đào tạo tiếng Anh.

Những năm gần đây, do chính sách của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là do chính sách về dùng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào đại học, cho nên chúng ta thấy tỷ lệ các em học giỏi ngoại ngữ IELTS tăng đến rất nhiều. Cá biệt có em rất giỏi, đặc biệt ở những thành phố lớn.

Nhưng nhìn tổng thể, trong số gần 1 triệu thí sinh thi THPT năm vừa rồi thì vẫn gần nửa triệu bài dưới điểm trung bình (có 42%). Năm 2022 thì tỉ lệ này là 44,5%. Chính vì thế, tôi cho rằng, hơn lúc nào hết, việc phải đổi mới để đưa tiếng Anh thực sự là việc rất cần thiết, tức là chúng ta học được, nói được, giao tiếp được. Do đó, tôi cho rằng, đây là chủ trương rất đúng.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam là chủ trương hết sức đúng đắn.  

Rất nhiều người đã nói, có tiếng Anh là biết sống thêm một cuộc đời. Đấy là một hành trang, một đôi cánh giúp cho các bạn trẻ bước vào hội nhập. Dù có giỏi đến mấy mà ngoại ngữ không giỏi, tôi cho rằng cũng như là như chim gãy cánh thôi.

PV: Dạ vâng, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cũng vừa nói chúng ta không chỉ đặt vấn đề là đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học, mà phải là đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế GS cũng vừa nói, đó là qua xét phổ điểm của các kỳ thi THPT Quốc gia thì cho thấy là ngoài những đối tượng mà đã được chuyển đổi bằng các chứng chỉ tiếng Anh, thì số điểm của các thí sinh thi rất là thấp. Điều này cũng đặt ra một thách thức rất là lớn.

Xin được hỏi thạc sĩ Lưu Tú Oanh, đó là ngay chính tại Thủ đô Hà Nội, việc chúng ta triển khai chủ trương đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 cũng thực sự không phải dễ dàng. Từ thực tế, bà có nhận định như thế nào về những khó khăn và thách thức, những trở lực nào khiến chúng ta khó đạt được các chỉ tiêu này?

Th.s Lưu Tú Oanh: Với vai trò là một giáo viên cấp trung học cơ sở thì thực sự đây không phải chỉ là thách thức, mà là vô cùng thách thức đối với cả nhà trường cũng như các thầy cô giáo. Bởi vì bản chất có những học sinh học tới 9 năm học, nhưng mà các em chỉ có thể làm một bài kiểm tra dưới dạng giấy, chứ rất khó khăn trong việc giao tiếp như là nghe, nói, đọc, viết.

Với giáo viên thì sĩ số học sinh trong một lớp học quá lớn, từ 45 cho tới 50 học sinh. Trung bình một tiết học chỉ có 45 phút thì thầy cô cũng gặp rất nhiều khó khăn khi muốn thực sự đưa công cụ giảng dạy của mình giúp cho các em học sinh có thể phát triển được 4 kỹ năng đó.

Với điều kiện số học sinh đông như của Hà Nội, lại kèm thêm trang thiết bị trong nhà trường để phát triển kỹ năng tiếng như kỹ năng nghe và kỹ năng nói cũng rất khó khăn. Với rất nhiều lớp học, các thiết bị nghe nhìn cũng không đủ chất lượng để các em có thể luyện nghe và xem video để cải thiện tốt kỹ năng của mình. Các thầy cô gần như là sử dụng các công cụ tự làm (slight) dùng rất hạn chế ở một số lớp học mà không được trang bị máy chiếu cũng như là các thiết bị nghe nhìn.

Ngoài ra còn hạn chế cả về mặt giáo viên được đào tạo nữa. Ở thế hệ của chúng tôi, giáo viên không được tiếp cận nhiều với nghe, nói, đọc, viết và đặc biệt là cũng không có cơ hội để có môi trường tiếp xúc với giáo viên nước ngoài.

Cho nên cũng không nhiều giáo viên Việt Nam ở thế hệ của chúng tôi có thể tốt về mặt kỹ năng tiếng. Và khi giáo viên không tốt về mặt kỹ năng tiếng thì cũng không thể đem đến cho các con môi trường học tập tốt được. Giáo viên muốn học sinh nói tốt thì bản thân giáo viên phải phát âm tốt, phải có khả năng nói thông thạo ngôn ngữ mà mình dạy. Nhưng ngay kể cả bản thân giáo viên cũng đang đánh vật với việc phát âm thì cũng khó có thể giúp cho các con phát âm tốt để có thể nói và nghe được.

Giảng viên Hoàng Đức:  Hiện các bạn có nhận thức rất rõ ràng về việc vì sao chúng ta cần tiếng Anh.

PV: Vậy chúng tôi xin được hỏi giảng viên trẻ Hoàng Đức, bạn đánh giá như thế nào về những ưu thế của lứa tuổi học sinh ở Thủ đô hiện nay khi mà chúng ta triển khai chương trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học?

Giảng viên Hoàng Đức: Khi nói về những ưu thế mà lứa tuổi học sinh hiện nay sẽ có được so với những thế hệ trước thì cái đầu tiên mà tôi có thể nghĩ đến là việc khả năng tiếp thu ngôn ngữ của các bạn, đặc biệt là từ 3 đến 12 tuổi. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đây gọi là một cửa sổ vàng cho việc thu đắp ngôn ngữ, bởi vì trong khoảng thời gian này, các bạn sẽ có khả năng tiếp thu ngôn ngữ một cách nhanh hơn và quan trọng hơn là linh hoạt hơn để có thể phát triển được những kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nói. Đấy là một ưu thế mà các bạn hiện nay đang có.

Một ưu thế nữa mà các bạn đang có mà các thế hệ hồi xưa không có, đó là việc hiện tại các bạn được tiếp cận với môi trường cung cấp cho các bạn ý những kênh khác nhau để có thể trau dồi khả năng ngôn ngữ với tần suất dày đặc hơn rất nhiều so với hồi xưa. Ví dụ như mạng xã hội, những kênh báo, đài... Những ngôn ngữ bằng tiếng Anh thì hoàn toàn có rất nhiều bạn trẻ có khả năng phát triển được từ sớm bởi các bạn đã được thấm trong một môi trường đã được hiểu và tiếp xúc với tiếng Anh từ rất sớm. Cũng như Thạc sĩ Tú Oanh đã nói, hiện tại nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh đã được cải thiện hơn rất nhiều so với thời của bố mẹ của các bạn.

Thế nên bây giờ tôi nghĩ, hiện các bạn có nhận thức rất rõ ràng về việc vì sao chúng ta cần tiếng Anh. Chưa cần nói đến việc sau này đi làm như thế nào, chỉ nói đến việc những cơ hội, những cánh cửa tương lai mà nó sẽ mở ra ra sao thôi... 

PV: Có thể thấy việc khuyến khích các cơ sở giáo dục và đào tạo trong nước liên kết, hợp tác với các cơ sở tiên tiến trên thế giới được coi là một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Các vị khách mời có đánh giá như thế nào?

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Tôi cho rằng một trong những giải pháp trước hết là phải thay đổi trong chính sách của chúng ta. Thông tư 32 năm 2018 đã quyết định chuẩn đầu ra của chương trình THPT mới. Từ năm 2025 sẽ là chuẩn, tức là tiếng Anh sẽ nâng lên một bước, tức là ILETS phải là 4.0.

Nhưng tôi cho rằng mức này vẫn là thấp. Cho nên về mặt chính sách, Đảng và Nhà nước phải nhận thức được và tôi cho rằng, không phải chuyên gia nào cũng nhận thức được điều này đâu. Chúng tôi làm rất lâu trong nghề rồi, rất mong trong diễn đàn này, tôi muốn nói điều đấy để các cơ quan quản lý Nhà nước hiểu. Muốn đọc thông viết thạo, muốn trung học phổ thông ra đã “free” tiếng Anh rồi thì chúng ta phải nâng chuẩn đầu ra tiếng Anh. Ngay từ bậc THPT đã phải ILETS 6.5 rồi. Còn bậc đại học, bậc sau đại học rồi thì tiếng Anh tốt, lúc đấy chúng ta sẽ đào tạo tiếng Anh chuyên ngành... 

Thứ hai, quan trọng nhất, tôi cho rằng, trước kia, chúng ta phải học tập những năm xã hội chủ nghĩa trước kia, giáo viên tiếng Nga cứ học vài năm lại có một kỳ gọi là 9 tháng để đi thực tập ở nước sở tại. Cho nên thay vì chúng ta tiếp tục mời giáo viên nước ngoài đến để dạy, chúng ta phải đổi mới, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở trong nước. Tất cả giáo viên tiếng Anh ở các trường THPT đã dạy tiếng Anh đều phải được thực tập ở nước ngoài. Đây là việc của Chính phủ, ngành giáo dục đào tạo bồi dưỡng. Đây là hai điều kiện tiên quyết trước khi nói về điều kiện liên kết quốc tế.

Và nếu như tiếng Anh đã thấp thì liên kết quốc tế cũng không phải dễ dàng. Chúng tôi đã có rất nhiều chương trình tiên tiến ở bậc đại học. Nhà nước thậm chí chi nhiều tiền, nhiều triệu đô la, sinh viên đi học tất nhiên là phải giỏi, lại được cấp hỗ trợ rất nhiều, hợp tác với rất nhiều đại học lớn nhưng tuyển sinh rất khó khăn. Bởi vì sao? Bởi vì thường các em học giỏi thì thường là con nhà nghèo. Điểm rất cao nhưng ngoại ngữ lại không tốt ngay từ đầu, mà phải có thời gian. Cho nên đã có chương trình tiên tiến chúng tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có một năm dự bị. Khi có một năm dự bị thì lập tức là các em thành tích rất tốt. Tiếng Anh không thể là sổi được, mà phải có một quá trình, cho nên việc liên kết để nâng cao đào tạo tiếng Anh trong trường đại học phải có 3 yếu tố mà thế giới đã tổng thiết rồi. Thứ nhất là chính sách về mặt giáo dục, nền giáo dục của đất nước phải có nhiều giải pháp. Thứ 2 nữa là chính sách của Nhà nước. Và thứ 3 là văn hóa.

Tôi cho rằng văn hóa hiện nay, nhu cầu tiếng Anh đã trở thành nhận thức, cái đó rất thuận lợi. Thứ 2 là chủ trương của Chính phủ cũng rất thuận lợi rồi. Liên quan đến giáo dục thì chúng ta phải làm thế nào? Tôi cho rằng, trước hết chúng ta phải đổi mới chuẩn đầu ra. Mà đổi mới chuẩn đầu ra thì phải đổi mới chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo tiếng Anh của chúng ta vừa mới đổi mới năm 2018, chuẩn đầu ra IELTS 4.0, bây giờ chúng ta có dám 6.5 không? Đây là một vấn đề rất lớn. Tôi rất mong đến diễn đàn này, để nói lên điều này, để Đảng, Nhà nước quan tâm. Tiếng Anh thì lúc học THPT đã phải đạt mức 6.5 rồi.

Th.s Lưu Tú Oanh: Với điều kiện số học sinh đông như của Hà Nội, lại kèm thêm trang thiết bị trong nhà trường để phát triển kỹ năng tiếng như kỹ năng nghe và kỹ năng nói cũng rất khó khăn. 

Th.s Lưu Tú Oanh: Tôi rất may mắn được tham gia vào chương trình thí điểm đào tạo song bằng năm 2018. Cho tới năm nay - 2024 là khóa cuối cùng của Trường THCS Trưng Vương, các bạn học sinh song bằng vào cấp 3. Trong quá trình tham gia chương trình đào tạo với tư cách là một điều phối viên chương trình của nhà trường, tôi được có cơ hội tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới của Cambridge. Tôi được tiếp cận với khung chương trình, được làm việc với giáo viên nước ngoài và tôi được làm việc với các em học sinh tại nhà trường 3 khóa.

Tôi có một nhận định từ kinh nghiệm của bản thân là các em học sinh và bản thân giáo viên chúng tôi được học hỏi và nâng năng lực ngoại ngữ lên rất nhiều. Với điều kiện học tập tốt là 25 - 28 học sinh trong một lớp và các em được học 14 tiết, gồm có các môn học toán, khoa học và tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 và 4 tiết theo chương trình của bộ. Các bạn học sinh tiếp cận với tiếng Anh khác hẳn với cả những bạn học sinh khác trong nhà trường.

Các bạn ấy dùng tiếng Anh như một công cụ để học một môn học chứ không phải là học tiếng Anh như chúng ta vẫn từng làm từ trước đến giờ. Các bạn ấy được tiếp xúc với một nền văn hóa hóa của rất nhiều quốc gia.

Ví dụ như trong môn ESL (chương trình khóa học đào tạo tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai), các bạn ấy phải viết được báo, phải viết được thư và phải viết được báo cáo. Các bạn ấy tham gia vào rất nhiều hoạt động, dự án mà chương trình mang lại. Cho nên đối với tôi, nhà trường cũng như các em học sinh, tiếp cận với chương trình liên kết, với chương trình có chuẩn quốc tế sẽ giúp nâng tầm cho không chỉ giáo viên và học sinh trong nhà trường mà còn đẩy tất cả các em học sinh khác phải đua theo. Bởi vì các em học sinh trong chương trình Cambridge, trong chương trình song bằng đều có thành tích cả trong chương trình Việt lẫn trong chương trình quốc tế đều cao hơn các học sinh khác ở trong nhà trường.

Đây cũng là một lợi thế mà tôi nghĩ là chương trình liên kết đem lại và cũng là một điểm mà chúng ta nên khai thác trong tương lai, nâng tầm của các chương trình quốc tế trong chính chương trình công lập của chúng ta.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức:  Tôi đề xuất phải thi tiếng Anh trong THPT là môn bắt buộc.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Tôi cho rằng việc đào tạo những trường liên kết quốc tế cũng là rất tốt, liên kết quốc tế thì rất là đúng. Cái quan trọng nhất làm thế nào để có thể đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ phổ thông thứ 2, tôi cho rằng là phải học tập kinh nghiệm của nước láng giềng. Đấy là chúng ta phải tiến hành song ngữ ngay từ đào tạo sớm là tiểu học. Ví dụ như Đài Loan (Trung Quốc), ngay trong trường đại học, THPT, người ta đã xem tiếng Anh như là một ngữ thứ hai, không chỉ là trong lớp chọn đâu mà phải trong tất cả các môn, các bậc học sớm. Có như vậy, dân tộc chúng ta, thế hệ trẻ bậc THPT chúng ta mới tiếp cận được.

Một kinh nghiệm nữa là chúng ta phải đào tạo và giảng dạy tiếng Anh ở bậc THCS, ngay từ bậc tiểu học, ở giáo dục sớm. Đấy là điểm thứ tư tôi cho rằng là một áp lực rất quan trọng. Thi bắt buộc có phải là tiếng Anh hay không? Cách đây 10 năm khi kỳ thi THPT lúc đấy Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu là môn tiếng Anh như là môn bất buộc trong kỳ thi THPT và chính tôi là người chưa áp dụng được. Bởi vì sao? Bởi vì ngay cả sinh viên của chúng tôi hệ tài năng, thi đầu vào phải test tiếng Anh, thì chỉ có khoảng 15% khối khoa học xã hội đáp ứng chuẩn A2 còn khối khoa học tự nhiên, các em thi quốc gia, quốc tế cao hơn thì chỉ 25%. Với mức độ như vậy thì gay go quá, không thể để như thế, chúng ta sẽ đánh mất tiền tài.

Bây giờ tôi đề xuất phải thi tiếng Anh trong THPT là môn bắt buộc. Bởi vì sau hơn 10 năm hội nhập, hoàn cảnh rất khác rồi. Nếu không có áp lực thì các em lại không đạt được. Thế nhưng hiện nay vẫn chưa được áp dụng bởi vì rất nhiều ý kiến vẫn cho rằng là sợ. Đấy, cho nên ý kiến cuối cùng, tôi cho rằng là chúng ta phải có áp lực và hi vọng sớm sẽ có một ngày thi tiếng Anh trở thành môn bất buộc. Nếu như môn bắt buộc thì tôi tin chắc là trình độ tiếng Anh trong THPT chắc chắn sớm sẽ muộn nâng lên. Chúng ta phải chấp nhận như bài học của Campuchia thì THPT có thể năm đầu chỉ 30-40% tốt nghiệp thôi nhưng rồi sau đó có áp lực thì sau vài năm cả ngành giáo dục sẽ tốt lên./.

Nguồn ĐCSVN

Tin cùng chuyên mục