Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Giá thịt lợn tăng vọt bởi sản xuất thu hẹp về quy mô, giá thịt lợn Mỹ tăng do thuế tăng cũng như tâm lý bất ổn về việc không biết đến khi nào dịch bệnh sẽ kết thúc.
Ảnh: Reuters
Dịch tả lợn châu Phi đang tác động xấu đến hoạt động chăn nuôi lợn ở Trung Quốc và chưa có dấu hiệu nào cho thấy dịch tả này sẽ sớm kết thúc. Khi mà những lo lắng về nguồn cung lợn đang tăng lên, giá thịt lợn tăng cao có thể tạo ra cú sốc với kinh tế Trung Quốc khi mà căng thẳng thương mại với Mỹ tiếp diễn.
Theo báo Nikkei, ông Zhang Jian, một người chăn nuôi lợn năm nay đã ở độ tuổi 60 ở thành phố Đại Liên phía Bắc Trung Quốc, đã bị buộc phải tiêu hủy toàn bộ đàn lợn 170.000 con sau khi người ta phát hiện ra có một số con lợn trong đàn mắc bệnh.
Dù trước đó ông Zhang đã rất cố gắng giảm thiểu rủi ro lây lan trong đàn lợn, như việc ngăn không cho phương tiện giao thông vào gần khu vực chăn nuôi từ mùa hè năm ngoái, thế nhưng cuối cùng đàn lợn của ông vẫn dính bệnh.
Đương đầu với khả năng thua lỗ đến 800 nghìn nhân dân tệ tức khoảng 115 nghìn USD, ông Zhang cho biết ông không chắc chắn liệu ông có tiếp tục duy trì công việc được hay không.
Thịt lợn là một loại thực phẩm cực kỳ quan trọng tại Trung Quốc, giới chức Trung Quốc không khỏi lo ngại về khả năng giá thịt lợn tăng cao. Cuối tháng 5/2019, giá thịt lợn tăng lên mức 15,1 nhân dân tệ/kg, cao hơn so với mức 11,9 nhân dân tệ/kg vào cuối tháng 2/2019. Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc dự báo rằng giá thịt lợn nửa sau năm 2019 sẽ có thể tăng đến 70% và CPI vì vậy tăng 3%.
Giá thịt lợn tăng vọt bởi sản xuất thu hẹp về quy mô, giá thịt lợn Mỹ tăng do thuế tăng cũng như tâm lý bất ổn về việc không biết đến khi nào dịch bệnh sẽ kết thúc.
Dịch tả lợn châu Phi là dịch bệnh chỉ ảnh hưởng đến lợn. Dịch ban đầu được phát hiện ở miền núi Đông Bắc Trung Quốc vào tháng 8/2018 và sau đó lan sang đến nhiều tỉnh thành khác của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đang kêu gọi những người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng vệ, trong đó có bao gồm cả việc xây dựng hàng rào nhằm bảo vệ cho người chăn nuôi, đồng thời sử dụng thiết bị phòng dịch mới nhất.
Giáo sư ngành nông nghiệp tại đại học Nông nghiệp Bắc Kinh, ông Yang Hanchun, nhận xét khi mà đến 60% người chăn nuôi lợn Trung Quốc hoạt động trên quy mô nhỏ, nhiều nhà sản xuất không có tiền chi trả cho các biện pháp phòng vệ sẽ bị buộc không được tiếp tục kinh doanh.
Trong khoảng thời gian 1 năm tính đến tháng 4/2019, quy mô đàn lợn tại Trung Quốc sụt giảm 21% xuống mức thấp chưa từng thấy tính từ đầu thập niên 1990. Ngân hàng Rabobank của Hà Lan dự báo quy mô đàn sẽ giảm từ 20% đến 30% so với năm trước đó.
Nguồn bizlive