Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTN) -
Gọi là suối, nhưng bạn đừng tưởng phải lên tận rừng xanh núi đỏ nào đâu! Mà đây là suối Lâm Vồ chảy ngang qua thành phố. Có lẽ ít còn thành phố nào vẫn bảo tồn những dòng suối xưa như ở Tây Ninh.
Gọi là suối, nhưng bạn đừng tưởng phải lên tận rừng xanh núi đỏ nào đâu! Mà đây là suối Lâm Vồ chảy ngang qua thành phố. Có lẽ ít còn thành phố nào vẫn bảo tồn những dòng suối xưa như ở Tây Ninh. Và hôm nay, tôi gặp anh trong một cuộc phượt, dạo chơi quanh co ven suối Lâm Vồ, trên một con hẻm ở đầu phường 1.
Gọi là suối, nhưng bạn đừng tưởng phải lên tận rừng xanh núi đỏ nào đâu! Mà đây là suối Lâm Vồ chảy ngang qua thành phố. Có lẽ ít còn thành phố nào vẫn bảo tồn những dòng suối xưa như ở Tây Ninh. Và hôm nay, tôi gặp anh trong một cuộc phượt, dạo chơi quanh co ven suối Lâm Vồ, trên một con hẻm ở đầu phường 1.
Hôm ấy, anh tưới vườn cây, tôi đứng ngoài bờ rào trò chuyện. Chẳng là rào nhà anh mướt xanh dây lá khổ qua rừng. Xoà tay vào đám lá ấy là dậy lên mùi thơm chẳng lẫn vào đâu được. Tựa mùi sáp ong hay một loại xà bông. Anh bảo, đường này là đường cụt. Cuối đường có một quán lá không tên, nhưng toàn bán món ăn đặc sản đồng quê. Và anh khoe, ngay khổ qua rừng vườn anh cũng góp cho quán một món ăn đặc sản.
Trái khổ qua chỉ nhỏ như ngón tay cái ấy thôi, nhưng lên đĩa thì thơm ngon đậm đà phải biết. Vâng, tôi cũng đã từng được vài lần thưởng thức trong những bữa chay chùa Phật. Chỉ là kho nước tương thôi nhưng để lại lòng ta những cảm nhận ngọt ngào và nhân nhẩn đắng. Ðể xong bữa rồi ta chỉ còn nhớ dư vị ấy mà thôi.
Bờ suối gần nhà anh có vài cây cổ thụ nghiêng soi bóng nước. Nhìn lên tán lá xanh um thấy những trái màu vàng tươi. To như trái chanh và có lớp gai mềm bao bọc giống chôm chôm. Không biết cây gì nên phải quay lại nhà anh hỏi. Anh bảo đấy là cây gáo. Dường như, nó đã ở đấy từ khi anh chưa có mặt trên đời.
Lần này phải bước vào nhà anh rồi. Anh đang ở mảnh vườn sau, nơi có thêm vài cái ao nuôi cá. Vườn toàn trồng nhãn, một loại nhãn tiêu cây nhỏ. Bước qua bếp, thấy rõ nơi này thiếu bàn tay phụ nữ. Hỏi, thì ra anh vẫn một mình, chưa một lần lấy vợ. Băm mấy, bốn chục rồi còn gì! Hay vẫn đợi chờ ai?
Quả nhiên, anh vẫn đợi một người. Dù người ấy đã theo chồng về xứ lạ. Anh kể: - Hai đứa cũng thương nhau nhiều lắm. Nhưng ông bà già bên ấy chê anh con nhà nghèo nên quyết không cho. Những năm ấy anh còn làm thợ hồ, trên những công trường lang bang đây đó. Công ty nơi anh đầu quân chỉ là công ty nhỏ, chỉ nhận được những công trình các “ông lớn” chê. Có lúc lên rừng Chàng Riệc làm nhà di tích. Nhiều khi phải về các huyện, xã vùng sâu. Vậy nên, dù lương thợ có khá nhưng chẳng giữ được tiền lâu, nghèo vẫn hoàn nghèo.
Người yêu đi lấy chồng rồi. Buồn tình, anh mới về lại căn nhà ọp ẹp với mảnh vườn xưa. Cũng đào thêm ao nuôi cá. Cũng tìm giống cây hiệu quả về trồng. Ai có ngờ đâu, chỉ hơn công đất với bờ rào khổ qua cũng cho anh cuộc sống hơn xưa. Quán gọi cá tươi. Có cá. Khổ qua rừng hái tới đâu hết tới đó. Giống nhãn trồng thế kia nhưng sang năm có khi đã lúc lỉu đầy vườn. Nếu có thêm một người phụ nữ, hẳn nhiên đây sẽ là “Một căn chòi... tôn, hai trái tim vàng”.
Tôi đùa: - Có cần mai mối gì không? Anh nhoẻn cười rạng rỡ. Ðoạn nói: - Khỏi, tôi sắp sửa đi thăm nàng đây. - Ai thế, gần không? Anh hơi ngần ngừ, nhưng lại tiếp tục câu chuyện. Rằng, đấy chính là cô người yêu cũ.
Nàng đã có hai con, nhưng mới xong thủ tục ly hôn. Gia đình chồng trước thì khá giả nhưng cũng vì vậy mà đâm ra đổ đốn, rượu chè, ăn chơi quá độ. Không chịu được nữa, nên nàng phải ẵm con về quê, cũng đang tính kế làm ăn. - Ðược cái, cô ấy cũng là người mau mắn, giỏi giang- anh thêm. Vậy cũng không phải là chuyện khó khăn giữa thời cả tỉnh đua nhau làm ăn kinh tế.
Vậy thì còn tính toán chi nữa. Về với nhau đi thôi! Căn chòi của anh sắp tới có khi có tới 4 trái tim vàng. Và nếu có thể thì quanh căn chòi ấy sẽ là một vườn cây sinh thái. Có tiếng nước reo róc rách suối Lâm Vồ. Giả dụ có mở quán cà phê, tôi xin đặt tên giúp cho là cà phê Bến Vắng.
Thời buổi này cũng nhiều chuyện hay hay. Như Bến Vắng thì người ta sẽ càng tìm tới đông hơn. Như cái quán ăn đặc sản ở đằng kia. Dù chỉ mái lá xuềnh xoàng, món nhậu bình dân, nhưng quán vẫn đông vui dù chiều còn chưa xuống. Thỉnh thoảng, trên con đường nhỏ trước nhà còn ra vào mấy chiếc xe con.
Suối vẫn chảy rì rào, thanh thản. Tôi thấy như anh đang chống cuốc nghỉ tay, đôi mắt lại mơ màng. Cơn gió thoảng qua làm lao xao lá nhãn, như ngàn con mắt lá. Có lẽ anh đang mơ về một bến vắng, như là một bến đỗ bình yên.
Nguyễn