Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Giảm độc bằng bạch tuyết hoa
Thứ bảy: 17:19 ngày 04/08/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Theo y học cổ truyền, bạch tuyết hoa có vị đắng, chát, tính hơi ôn, có tác dụng khử phong, giảm đau, tán ứ, tiêu thũng, giải độc, sát trùng.

Bạch tuyết hoa còn có tên là đuôi công, đuôi công hoa trắng, cây lá đinh, thiên lý cập, bách tuyết hoa, bạch hoa xà,… Là cây cỏ mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Cây cao 0,3 - 0,6m, có gốc dạng thân rễ. Lá mọc so le, hình trái xoan, nhẵn, nhưng hơi trắng ở mặt dưới.

Hoa màu trắng, thành bông ở ngọn và ở nách lá, phủ lông dính, tràng hoa dài gấp đôi đài. Cây ra hoa quả gần như quanh năm. Thu hái rễ, lá quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, cắt đoạn ngắn rồi phơi khô dùng dần nhưng nếu dùng tươi tốt hơn.

Một số bài thuốc thường dùng:

Bài 1: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Bạch tuyết hoa (toàn cây) 16g, lá dâu 20g, hoa đại 12g, hạt muồng 16g, cỏ xước 12g, ích mẫu 12g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 800ml nước sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng 10 ngày một liệu trình.

Bạch tuyết hoa có tác dụng giảm đau, tán ứ.

Bài 2: Chữa kinh nguyệt không đều (bế kinh) thể huyết ứ: Bạch tuyết hoa (toàn cây) 16g, lá móng tay 40g, nghệ đen 20g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.  Khi thấy kinh phải ngừng uống ngay.

Bài 3: Chữa bong gân: Rễ bạch tuyết hoa 20g, cam thảo đất 16g. Đổ 500ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng từ 3-5 ngày.

Bài 4: Chữa mụn, nhọt sưng tấy: Lá bạch tuyết hoa, giã nát. Để 2 lớp vải sạch (gạc)  phủ trên mụn nhọt. Sau đó đắp lá bạch tuyết hoa, chỉ đắp khoảng 15 -20 phút, khi nào thấy hơi nóng cần bỏ ra, có tác dụng làm tan nhọt.

Bài 5: Hỗ trợ điều trị phong thấp: Rễ bạch tuyết hoa 12g, dây đau xương 12g, thổ phục linh 16g. Sắc uống ngày một thang. Tất cả rửa sạch, cho 500ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 ngày một liệu trình.

Bài 6: Trị bầm tím do chấn thương: Rễ hoặc lá bạch tuyết hoa rửa sạch, sao ấm, đắp lên chỗ sưng đau ngày 2 - 4 lần, dùng liền 3 ngày.

Bài 7: Chữa ghẻ khô: Lấy 20g rễ bạch tuyết hoa, sắc lấy nước. Dùng nước này để bôi ghẻ, ngày 3 lần, bôi từ 3-5 ngày.

Lưu ý: Do cơ địa của mỗi người khác nhau các vị thuốc sẽ gia giảm vì vậy khi áp dụng một trong các bài thuốc trên cần đến cơ sở y tế để được bắt mạch kê đơn. Phụ nữ có thai không dùng bài thuốc có bạch tuyết hoa.

Nguồn SKĐS

data:
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục