Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Giảm năm đóng BHXH để hưởng lương hưu: Doanh nghiệp nào tuyển dụng công nhân lớn tuổi?
Thứ ba: 09:54 ngày 02/05/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Luật không nên khống chế tuổi nghỉ hưu, mà để người lao động quyết định khi đã tham gia đóng BHXH đủ 20 năm.

Trong Dự thảo BHXH sửa đổi đang được lấy ý kiến rộng rãi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đề xuất giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định giảm số năm đóng để được hưởng lương hưu nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu

Liên quan đề xuất này, Báo Người Lao Động đã có nhiều bài viết phân tích những bất cập của Luật BHXH, tập trung vào các vấn đề tuổi nghỉ hưu và mức hưởng lương hưu. Một bạn đọc tên Trung đặt vấn đề: "Có chính sách hay quy định gì buộc các công ty không sa thải lao động lớn tuổi và có cơ chế nào khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng lao động lớn tuổi không? Thực tế hiện nay là các công ty chỉ tuyển lao động từ 18 đến 35, vậy hỏi Luật BHXH có gắn liền với thực tế không?". Cùng góc nhìn, một bạn đọc tên Tùng bày tỏ: "Tôi cũng không hiểu ai đưa ra cái để xuất cho những người tham gia muộn (45 - 47t ) tuổi đấy giờ ai đi xin việc mà ai nhận những tuổi đấy, cần xem xét lại cái đề xuất này".

Nguyễn Khánh Khoa đề nghị cơ quan soạn thảo cần khảo sát thật kỹ mới đưa ra dự thảo, cụ thể phải khảo sát kỹ về người lao động sau tuổi 45 mới tham gia BHXH không, tỉ lệ khoảng bao nhiêu? Bạn đọc Trần Văn Hào quả quyết: "Chả có ai đi làm để tham gia bảo hiểm xã hội ở tuổi 45 nữa mà toàn thấy các doanh nghiệp tìm cách để sa thải những người đã ở độ tuổi 45 đến 47 không vì ở độ tuổi này mắt đã mờ chân đã chậm".

Một bạn đọc tên Khánh chia sẻ: "Như tôi năm nay 39 tuổi, đóng BHXH được 17 năm, rồi thất nghiệp phải chở 62 tuổi mới nhận hưu. Vậy mấy năm chờ lấy gì trang trải cuộc sống?". Một bạn đọc giấu tên viết: "Có phải ai cũng được vào làm việc trong lĩnh vực công đâu mà yên tâm khi về già có lương hưu để sống? Đại đa số là sống dựa vào con cháu hoặc tự bươn chải kiếm sống cho tới lúc không còn làm gì nổi?". Tương tự, bạn đọc Lê Uyên Sơn cho biết 55 - 57 tuổi là doanh nghiệp họ tìm cách điều chuyển công việc liên tục, là nản chí là xin thôi việc nghỉ rồi chứ đâu mà đến 60, 62.

Bạn đọc Nguyễn Long phân tích thêm: "Nếu giảm số năm đóng BHXH xuống 15 năm thì số người rút BHXH 1 lần sẽ tăng. Ví dụ: người lao động đi làm từ năm 20 tuổi đóng BHXH tới 35 tuổi, rút BHXH 1 lần rồi đi làm đóng lại tiếp cũng đủ lanh lương hưu. Thay vì nghĩ đến việc giảm số năm đóng, Bộ LĐ –TB - XH nên nghiên cứu lấy 1 khía cạnh làm căn cứ là số năm đóng BHXH. Đóng đủ 20 năm thì lãnh 35% lương hưu nếu không đi làm tiếp, cứ thế ai đi làm nhiều đóng nhiều thì số lương hưu hưởng càng cao. Nếu người lao động đóng đủ 35 năm mà mới 55 tuổi nếu không đi làm tiếp thì nghỉ và được hưởng lương hưu 75% như người tới tuổi hưu. Bạn đọc Lê Sang góp ý: "Tôi đồng ý quan điểm đóng đủ 20 năm nên để người lao động tự quyết việc lãnh lương hưu của họ, còn việc giảm số năm đóng bảo hiểm xuống 15 năm chỉ khuyết khích rút 1 lần chứ chả giải quyết được gì". Tương tự, cới bạn đọc Trịnh Quang Sơn, cứ để người lao động tự quyết định thời gian nghỉ hưu, miễn sao đóng đủ 20 đến 30 năm công tác, đóng ít hưởng ít, đóng nhiều hưởng nhiều. Ai còn sức khỏe thì cứ làm đến 60 tuổi, ai bệnh tật và mệt mỏi thì cho họ tự nghỉ.

Bạn đọc Lý Nguyên Bình đề xuất: "Không nên đánh đồng giữa lao động phổ thông và công chức văn phòng được, lao động phổ thông thì 55 tuổi hưu, còn công chức nhà nước thì 62 tuổi cho nam là hợp lý". Ban đọc Lê Thị Hồng Diệu kiến nghị: "Theo rôi nam đóng 20 năm, nữ đóng 15 năm là được hưởng 45%, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì cộng thêm 2%. Cho đến khi đủ tối đa 75% thì được nghỉ hưu mà không phụ thuộc vào tuổi nghỉ hưu". Tương tự, bạn đọc Trần Văn Hào góp ý: "Theo tôi cứ đủ 20 năm đóng bảo hiểm thì để người lao động quyết định đóng nữa hay nghỉ, tùy sức khỏe của mỗi người". Bạn đọc Văn Hải cho rằng độ tuổi từ 55-60 là nghỉ hưu là hợp lý, bởi Việt Nam không thể so sánh với các nước phát triển được.

Bạn đọc Ming Thảo bày tỏ: "Bảo hiểm nên là 1 hình thức hợp đồng, có nhiều khung thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu.Quy định cụ thể quyền lợi và trách nhiệm của từ ng khung thời gian. Người lao động được quyền lựa chọn để thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Nguồn NLDO

Tin cùng chuyên mục