Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giao lưu tiếng Việt các học sinh dân tộc thiểu số
Thứ bảy: 05:22 ngày 31/03/2012

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - (BTNO)- Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt môn tiếng việt của học sinh dân tộc thiểu số, vừa qua Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành và Thị xã đã tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho các em học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn.

(BTNO)- Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt môn tiếng việt của học sinh dân tộc thiểu số, vừa qua Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành và Thị xã đã tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho các em học sinh dân tộc
* Châu Thành:

Các em học sinh dân tộc thiểu số giao lưu phần thi đọc tiếng Việt

Tham gia buổi giao lưu có gần 40 em học sinh bậc tiểu học ở 5 điểm trường gồm: Trường tiểu học Thành Bắc, tiểu học Bố Lớn, tiểu học Hoà Thạnh, tiểu học Biên Giới và Trường tiểu học Bến Cừ.

Các em học sinh tham dự buổi giao lưu với 4 nội dung chính gồm: thi đọc, nghe, nói và thi viết chữ đẹp. Buổi giao lưu chủ yếu tìm hiểu về những kiến thức các em đã được học ở trường, lớp. Thông qua đó nhằm đánh giá tình hình học tập và tiếp thu kiến thức của các em học sinh dân tộc tiểu số trong huyện, đồng thời tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh, đặc biệt là các em học sinh ở bậc tiểu học.

Kết thúc buổi giao lưu, Ban tổ chức đã trao giải nhất tập thể cho Trường tiểu học Thành Bắc.

Duy Thức

* Thị xã: Cùng ngày, 50 học sinh là người dân tộc thiểu số hiện đang học tại các trường Tiểu học: Vừ A Dính, Ngô Quyền, Nguyễn Khuyến, Thạnh Tân B, La Văn Cầu (Thị xã) cũng đã tham gia giao lưu “Tiếng Việt của chúng em: ở vòng Thị, năm học 2011-2012.

Học sinh thi viết chữ đẹp

Hội thi yêu cầu học sinh thể hiện 4 kỹ năng gồm: nghe, nói, đọc và viết thông qua 2 phần thi. Phần thi thứ nhất về kiến thức Tiếng Việt dành cho cá nhân, các em học sinh thi viết chữ đẹp, trình bày sáng tạo viết chữ đứng hoặc nghiêng bằng chữ nét đều, nét thanh, nét đậm về một đoạn thơ do ban tổ chức yêu cầu; đọc thầm một đoạn văn và trả lời câu hỏi về nội dung bài, kiến thức luyện từ và câu, tập làm văn…

Ở phần thi ứng xử và năng khiếu, mỗi trường thành lập một đội và dàn dựng một chương trình biểu diễn các tiểu phẩm, kịch, múa hát trong thời gian không quá 60 phút. Trong đó, cá nhân sẽ thực hiện nội dung thi chào hỏi, giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình như: về trang phục và các lễ hội; thể hiện năng khiếu đọc thơ, kể chuyện, hát…

Nhật Quang

 

 

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục