Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Mô hình thâm canh cây ăn quả:
Giúp nhà nông thay đổi tập quán sản xuất
Thứ năm: 09:12 ngày 21/11/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Tây Ninh, trong năm 2019, ngành khuyến nông đã triển khai mô hình thâm canh cây ăn quả trong tỉnh, hiện hỗ trợ 30% vật tư gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các mô hình.

Ông Hà Thanh Tùng- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, mục đích của việc triển khai mô hình thâm canh cây ăn quả không chỉ là hỗ trợ người nông dân về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mà những nông dân được chọn để áp dụng mô hình còn được ngành khuyến nông tổ chức tập huấn về quy trình, kỹ thuật chăm sóc cây để đánh giá hiệu quả.

Hiện tại, Tây Ninh đang hỗ trợ triển khai mô hình thâm canh cây ăn quả trên diện tích 11 ha cây sầu riêng, 8 ha nhãn, 15 ha thanh long, 12 ha mít…

Ông Lê Thành Đông bên diện tích mít Thái được chọn triển khai thí điểm mô hình thâm canh cây ăn quả của ngành khuyến nông.

Việc triển khai một loại cây ăn quả ở 2 địa phương khác nhau cũng nhằm mục đích so sánh 2 vùng đất, qua đó đánh giá vùng đất nào phù hợp với từng loại cây trồng cho hiệu quả cao hơn.

Song song đó, việc hướng dẫn người nông dân về kỹ thuật, quy trình canh tác như bón phân, xịt thuốc với mục đích thay đổi tập quán canh tác của người dân. Nếu các mô hình cho hiệu quả cao, người nông dân sẽ tuyên truyền cho nhau về quy trình canh tác mới có hiệu quả hơn, bảo đảm chất lượng, không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón như cách thức canh tác truyền thống lâu nay, để nâng cao giá trị sản phẩm, nhất là trong bối cảnh các tiêu chuẩn chất lượng đối với cây ăn quả ngày càng cao.

Ông Lê Thành Đông (ngụ khu phố Ninh Trung, phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh) có hơn 2ha mít thái được chọn triển khai thí điểm mô hình thâm canh cây ăn quả. Khi thực hiện canh tác theo hướng dẫn của ngành khuyến nông, ông nhận thấy vườn mít năm nay cho năng suất cao hơn những vụ trước khoảng 30%.

Từ việc được tập huấn quy trình chăm sóc, cũng như cán bộ khuyến nông thường xuyên vào thăm vườn mít để hỗ trợ kịp thời ông Đông về mặt kỹ thuật, thời điểm bón phân. Qua đó ông Đông cho rằng việc canh tác cây ăn quả nếu thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn của ngành nông nghiệp sẽ cho hiệu quả cao mà không phải lạm dụng việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật như thời gian trước đây.

Thế Nhân

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục