Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đoàn ĐBQH tỉnh:
Góp ý dự thảo Luật Thỏa thuận quốc tế
Thứ ba: 08:51 ngày 29/09/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Chiều 28.9, ông Huỳnh Thanh Phương - Phó trưởng Đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh chủ trì hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Thỏa thuận quốc tế.

Dự thảo Luật Thỏa thuận quốc tế gồm 7 chương, 53 điều quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế. Các đại biểu đều nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế thay thế Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế được ban hành từ năm 2007 nhằm phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Có đại biểu cho rằng, nên bổ sung cụm từ “cơ quan, đơn vị tương đương tổng cục, cục” vào điểm e, khoản 2, Điều 2 và khoản 3, Điều 5; thêm nội dung “không có thái độ đúng mực đối với việc bên phía nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các thỏa thuận quốc tế mà nước ta là một bên ký kết” vào quy định các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8; quy định thêm khái niệm “rút khỏi thỏa thuận quốc tế”.

Đại biểu thuộc đơn vị BĐBP tỉnh đóng góp ý kiến.

Một đại biểu đề xuất, không quy định bên ký kết Việt Nam đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; UBND cấp huyện và UBND cấp xã ở khu vực biên giới. Vì đa số cán bộ phụ trách công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đều là kiêm nhiệm, kiến thức về pháp luật nói chung và pháp luật quốc tế nói riêng còn nhiều hạn chế, quy định này là không phù hợp, khả thi, hiệu quả.

Hơn nữa, Điều 24, Điều 31 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 không quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện và UBND cấp xã ở khu vực biên giới trong việc ký kết các thỏa thuận quốc tế, do đó quy định như vậy là không thống nhất với pháp luật hiện hành.

Đại biểu khác cho rằng, cần xem xét, sửa đổi quy định tại khoản 2, Điều 7 theo hướng ngôn ngữ được ký kết trong các thỏa thuận quốc tế phải được thực hiện bằng song ngữ (gồm tiếng Việt và ngôn ngữ của bên ký kết nước ngoài). Trường hợp hai bên thỏa thuận ký kết bằng ngôn ngữ thứ ba thì phải có văn bản bằng tiếng Việt. Văn bản bằng tiếng Việt phải đảm bảo chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.

Phát biểu kết luận, Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐHQH đơn vị tỉnh Huỳnh Thanh Phương đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu đối với dự thảo Luật Thỏa thuận quốc tế. Các ý kiến sẽ được Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp thu, nghiên cứu và tổng hợp để trình tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Thiên Di

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục