Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Grab đặt cược sinh mệnh vào dịch vụ giao đồ ăn
Thứ tư: 09:48 ngày 18/09/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Kỳ vọng đạt doanh thu 2 tỷ USD trong năm 2019 nhưng hiện Grab vẫn lỗ. Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Singapore đặt cược tương lai vào dịch vụ giao đồ ăn.

Trả lời phỏng vấn CNBC, ông Kell Jay Lim, Giám đốc khu vực của GrabFood, cho biết công ty tin tưởng dịch vụ giao đồ ăn sẽ trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng và lợi nhuận trong tương lai.  

"Dịch vụ giao thực phẩm của Grab tăng trưởng rất dữ dội và tiềm năng là rất lớn. Chúng tôi mới cung cấp dịch vụ này ở một số thị trường tại Đông Nam Á, nhưng chưa trên phạm vi toàn khu vực", ông Lim cho biết.

Grab khởi động dịch vụ giao đồ ăn hồi năm 2016 và mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á vào năm 2018 sau khi mua lại Uber Đông Nam Á, bao gồm UberEats.

Đầu năm 2018, GrabFood chỉ có mặt tại hai thành phố ở Indonesia, nhưng hiện bao phủ 200 thành phố ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines và Việt Nam.

Kỳ vọng đạt doanh thu 2 tỷ USD trong năm 2019 nhưng hiện Grab vẫn lỗ. Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Singapore đặt cược tương lai vào dịch vụ giao đồ ăn.

Trả lời phỏng vấn CNBC, ông Kell Jay Lim, Giám đốc khu vực của GrabFood, cho biết công ty tin tưởng dịch vụ giao đồ ăn sẽ trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng và lợi nhuận trong tương lai.  

"Dịch vụ giao thực phẩm của Grab tăng trưởng rất dữ dội và tiềm năng là rất lớn. Chúng tôi mới cung cấp dịch vụ này ở một số thị trường tại Đông Nam Á, nhưng chưa trên phạm vi toàn khu vực", ông Lim cho biết.

Grab khởi động dịch vụ giao đồ ăn hồi năm 2016 và mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á vào năm 2018 sau khi mua lại Uber Đông Nam Á, bao gồm UberEats.

Đầu năm 2018, GrabFood chỉ có mặt tại hai thành phố ở Indonesia, nhưng hiện bao phủ 200 thành phố ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines và Việt Nam.

Grab khởi động dịch vụ giao đồ ăn ở Đông Nam Á từ năm 2016. Ảnh: SCMP. 

Tiềm năng thị trường rất lớn

Công ty cho biết tính đến tháng 6/2019, quy mô mảng kinh doanh giao thực phẩm tăng tới 900% so với khởi đầu tương đối nhỏ của giai đoạn cùng kỳ năm ngoái. Cùng khoảng thời gian này, tổng số đơn hàng được giao tăng 700%. 

Ông Lim cho biết dịch vụ giao đồ ăn chiếm 20% tổng giá trị giao dịch hàng hóa của Grab, tăng mạnh so với tỷ lệ 5% của năm 2018. 

"Tiềm năng tăng trưởng của khu vực này tại Đông Nam Á vẫn còn rất lớn. Dịch vụ giao đồ ăn mới chỉ phát triển ở giai đoạn sơ khai tại đây, còn rất non trẻ so với các thị trường như Mỹ và Trung Quốc", ông Lim nhấn mạnh. Đến nay, GrabFood đã liên kết với hơn 200.000 cửa hàng trên toàn khu vực. 

Giới quan sát nhận định các ứng dụng giao đồ ăn phát triển khá nhanh ở Đông Nam Á. Theo chuyên gia marketing Chandan Joshi thuộc EY, các công ty hoạt động trên nguyên tắc tốc độ, sự thuận tiện và lựa chọn phong phú dành cho khách hàng.

Trước đây chỉ 10-20% cư dân các thành phố ở Đông Nam Á sử dụng ứng dụng giao đồ ăn. "Tỷ lệ này đã tăng lên đến 50%", chuyên gia Joshi khẳng định.

Đông Nam Á là thị trường giao đồ ăn có tiềm năng lớn. Ảnh: Bloomberg.

Theo ông Lim, nền tảng giao đồ ăn của Grab sở hữu số lượng cửa hàng liên kết lớn, sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để gợi ý cho từng khách hàng về các món ăn dựa theo sở thích của họ. 

"Dựa trên hành vi đặt hàng của bạn, chúng tôi sẽ giới thiệu các cửa hàng phù hợp. Chúng tôi có hơn 200.000 cửa hàng khắp khu vực. Chúng tôi muốn giới thiệu các lựa chọn phù hợp cho từng khác hàng", ông Lim mô tả. 

Grab cho biết xử lý khoảng 300.000 đơn đặt hàng mỗi ngày tại Việt Nam và khoảng 4 triệu đơn hàng ở Thái Lan từ tháng 1 đến 4/2019.

Go-Jek - đối thủ cạnh tranh của Grab trong lĩnh vực gọi xe, giao đồ ăn và ví điện tử - cho biết quy mô của dịch vụ giao đồ ăn hãng này cũng tăng gấp đôi trong vòng 8 tháng. Go-Jek khẳng định xử lý 50 triệu đơn hàng mỗi tháng với 400.000 cửa hiệu tại 3 quốc gia.

Miếng bánh béo bở

Tháng 6/2018, UBS dự báo thị trường giao đồ ăn toàn cầu có thể tăng trưởng gấp 10 lần trong thập kỷ tới, từ 35 tỷ USD vào năm 2018 lên khoảng 265 tỷ USD trong năm 2030. Dịch vụ giao đồ ăn được cho là sẽ thay thế các bữa cơm tại nhà.

Các đối thủ cạnh tranh của Grab tại Đông Nam Á là Go-Jek, Foodpanda và Deliveroo (có mặt trên thị trường từ 6 năm trước). Cục diện cuộc chơi cũng khác nhau ở từng quốc gia. Ví dụ, Indonesia là chiến trường lớn của Grab và Gojek.

"Cuộc chiến giao đồ ăn đang bùng nổ. Bởi lợi nhuận từ ngành kinh doanh này là rất lớn", CNBC dẫn lời chuyên gia Florian Hope, nhà sáng lập Bain & Company, nhận định.

Lĩnh vực giao đồ ăn được đánh giá là đem lại nhiều lợi nhuận hơn mảng gọi xe dành cho các công ty như Grab hay Go-Jek. Ảnh: Nikkei.

Ông giải thích chi phí giao đồ ăn đối với một nhà hàng là không đáng kể. Do đó, các công ty giao đồ ăn như GrabFood có thể thương lượng để hưởng phần ăn chia cao hơn.

Phía Grab cũng có cùng chung quan điểm. "Chúng tôi nhận thấy ngành công nghiệp giao đồ ăn có lợi nhuận cao hơn dịch vụ gọi xe. Chúng tôi tin rằng kinh doanh giao thực phẩm sẽ thúc đẩy tăng trưởng và đem lại lợi nhuận cho công ty về lâu dài", ông Lim khẳng định.

Cuối năm 2018, Chủ tịch Grab Ming Maa cho biết doanh thu cả năm của hãng đạt 1 tỷ USD. Grab đặt mục tiêu tăng gấp đôi con số này vào năm 2019. Tuy nhiên, hãng vẫn chưa có lợi nhuận. Và dịch vụ giao đồ ăn chính là chìa khóa để Grab tìm kiếm lợi nhuận sau những năm kinh doanh lỗ. 

Dù vậy, chuyên gia Joshi của EY nhận định nhiều công ty giao đồ ăn còn chưa vươn lên dù đã hiện diện tại thị trường khu vực. "Thị trường vẫn đang phát triển và có đủ không gian cho các đối thủ giành giật thị phần. Đó là lý do các nhà đầu tư bơm hàng tỷ USD vào ngành kinh doanh này", chuyên gia Joshi lý giải.

Cuộc đối đầu căng thẳng

Tại thị trường Mỹ và Tây Âu, các công ty giao đồ ăn cạnh tranh dữ dội và điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận của họ. Chuyên gia Sarwant Singh của Frost & Sullivan cho biết một số hãng chọn chiêu phá giá để loại bỏ đối thủ. 

Các công ty này sẵn sàng chịu lỗ để cung cấp các gói giảm giá hấp dẫn cho khách hàng. Hậu quả là nhiều hãng lỗ nặng, đốt sạch vốn dù được đầu tư lớn. Một số phá sản, số khác bị các công ty lớn hơn nuốt chửng.  

Ở Đông Nam Á, thị trường đang trong giai đoạn phôi thai do phần lớn hoạt động bán lẻ được thực hiện trực tiếp. Chỉ một phần nhỏ diễn ra trên không gian mạng. Các công ty còn nhiều "đất" để khai thác và giành thị phần, thay vì chỉ dựa vào phương thức giảm giá để cạnh tranh.

Go-Jek là đối thủ lớn của Grab tại thị trường Indonesia và toàn Đông Nam Á. Ảnh: Nikkei. 

Các công ty khởi nghiệp như Grab và Gojek có lợi thế hơn những đối thủ chỉ chuyên cung cấp dịch vụ giao đồ ăn. Bởi hai công ty này vẫn có doanh thu từ những nguồn khác như vận chuyển, hậu cần và thanh toán điện tử.

Giới quan sát nhận định vận hành dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng địa phương là chiến lược đặc biệt quan trọng để Grab hoặc Go-Jek giành lợi thế tại Đông Nam Á. 

Đông Nam Á có dân số hơn 600 triệu người và tầng lớn trung lưu đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng ưa chuộng sử dụng Internet. Chuyên gia Florian Hope cho biết tổng chi tiêu bán lẻ của khu vực là 600 tỷ USD, trong đó khoảng 350 tỷ USD được chi cho hàng tạp hóa và thực phẩm.

Không giống mảng kinh doanh gọi xe mà Grab và Gojek thống trị, thị trường giao đồ ăn vẫn đang phát triển. "Khó dự đoán được tương lai, nhưng tôi không cho rằng sẽ có một kẻ thắng duy nhất giành được tất cả. Bởi đây là thị trường quá lớn", chuyên gia Hope nhận định.

Nguồn Zing

Báo Tây Ninh
Kết quả XSMN
Tin cùng chuyên mục