Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh:
Hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ
Thứ bảy: 16:06 ngày 16/09/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Qua hơn 2 năm thực hiện những giải pháp mang tính đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, tỉnh hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động số 68-CTr/TU của Tỉnh uỷ.

Lãnh đạo 2 tỉnh cắt băng khánh thành đường và cầu kết nối Tây Ninh – Bình Dương.

Xác định hệ thống giao thông có vai trò đi trước một bước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, Tây Ninh đặc biệt chú trọng đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo sức bật lớn cho tỉnh, tạo động lực thu hút đầu tư, góp phần thực hiện hiệu quả những giải pháp mang tính đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của giai đoạn 2020 - 2025 về phát triển hạ tầng giao thông là: "Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đô thị. Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm kết nối vùng, các dự án có tính lan tỏa, dẫn dắt phát triển kinh tế - xã hội".

Để triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp đột phá theo tinh thần Nghị quyết XI Đảng bộ tỉnh, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành chương trình hành động, nghị quyết và kế hoạch thực hiện. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện những giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nhóm công tác thực hiện những giải pháp mang tính đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông.

Ông Nguyễn Tấn Tài- Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết, qua hơn 2 năm thực hiện những giải pháp mang tính đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, tỉnh hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động số 68-CTr/TU của Tỉnh uỷ; lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầu tư các dự án giao thông theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đến nay đã hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng 12/22 dự án, trong đó có nhiều tuyến đường giao thông kết nối vùng, kết nối đến các cửa khẩu quan trọng như: đường kết nối từ ĐT.784 (Tây Ninh) đến ĐT.744 (Bình Dương), trong đó có xây dựng mới cầu bắt qua sông Sài Gòn; đường ĐT.794 (kết nối Tây Ninh - Bình Phước); đường ĐT.793 -ĐT.792 (đoạn từ ngã tư Tân Bình đến cửa khẩu Chàng Riệc); Cầu An Hòa; Đường ĐT.781 đoạn Phước Tân - Châu Thành.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều công trình đang triển khai thi công, như: nâng cấp, mở rộng đường ĐT.782 – ĐT.784 từ ngã ba tuyến tránh QL22B đến ngã tư Tân Bình (dự kiến hoàn thành trong quý IV/2023, Đường Đất Sét - Bến Củi (dự kiến hoàn thành quý IV/2023); đường ĐT.787B (dự kiến hoàn thành quí II/2024); đường ĐT.789 (dự kiến hoàn thành quý IV/2024)...

Đường và cầu kết nối 2 tỉnh Tây Ninh – Bình Dương.

Ông Nguyễn Tấn Tài cho biết thêm, trong thời gian qua, tỉnh cũng đã tích cực, chủ động phối hợp, đôn đốc các Bộ, ngành Trung ương thực hiện các dự án Trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó đã thực hiện xong đường Tuần tra biên giới đoạn từ cửa khẩu Xa Mát đến Long An, với kinh phí 1.169 tỷ đồng; đang thực hiện phần khối lượng còn lại của đường Tuần tra biên giới với kinh phí 350 tỷ đồng và đến cuối năm 2023 khởi công dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hoà, với kinh phí 2.293 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), trong đó huy động khoảng: 10.303 tỷ đồng cho dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài; đến nay báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đang trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, dự kiến khởi công vào năm 2025, hoàn thành năm 2027. Ngoài ra, đang có nhà đầu tư quan tâm thực hiện dự án cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (giai đoạn 1 đoạn Gò Dầu - thành phố Tây Ninh).

Bên cạnh việc huy động mọi nguồn lực đầu tư, tỉnh huy động xã hội hoá đầu tư 4.416 tỷ đồng cho các dự án: Trung tâm Logistics, cảng cạn và cảng tổng hợp Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng, quy mô diện tích 259,22 ha, dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2025; cảng cạn Mộc Bài, diện tích 16,5 ha, dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác cuối năm 2023 và cảng cạn Thanh Phước, quy mô 48 ha, dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác cuối năm 2023.

Tố Tuấn

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục