Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Hàn Quốc (KAERI) đã sản xuất thành công một đồng vị phóng xạ y tế có thể dụng trong chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh ung thư.
Máy gia tốc sản xuất đồng vị y học Cu-67 bên trong Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Hàn Quốc. Ảnh: KAERI
Tờ Korean Times dẫn thông báo của KAERI tuần trước cho hay cơ quan này có thể sản xuất thành công Cu-67. Cu-67 là đồng vị phóng xạ giải phóng cùng lúc tia gramma chẩn đoán ung thư cùng với tia beta điều trị ung thư.
Chất này vốn được xem là đồng vị phóng xạ thế hệ tiếp theo trong điều trị ung thư bởi nó có thể cùng lúc chẩn đoán và điều trị, đồng thời có thời gian tiêu tan nhanh hơn hay nói cách là có chu kỳ nửa phân rã ngắn hơn các đồng vị khác.
Khi Cu-67 được tiêm cùng với kháng thể đơn dòng vào cơ thể bệnh nhân ung thư, chất đồng vị này giúp các kháng thể phá hủy tế bào ung thư. KAERI cho hay Cu-67 có thể tiêu diệt thành công gần 80% tế bào ung thư phổi trong các thí nghiệm tế bào.
KAERI đã sử dụng máy gia tốc RFT-30, một thiết bị được dùng trong phát triển đồng vị phóng xạ y tế và nghiên cứu khoa học cơ bản sử dụng chùm tia proton, để sản xuất Cu-67. Chất đồng vị này sẽ được cung cấp cho các cơ quan y tế địa phương từ nửa cuối năm 2020.
“Quét PET (chụp position cắt lớp) được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán ung thư, song những kháng thể hay pép-tít chứa Cu-67 có thể tiến hành cả việc quét và trị liệu. Cu-67 cũng có chu kỳ nửa phân rã tương đối ngắn là 2,6 ngày, đồng nghĩa với việc nó ít nguy hơn nên nó được xem là đồng vị phóng vị thế hệ tiếp theo trong điều trị ung thư”, một quan chức KAERI giới thiệu.
Mặc dù có tính ưu việt trong điều trị, việc sản xuất Cu-67 đòi hỏi nhiều thời gian do mức độ phức tạp của quy trình cùng với chi phí cao. KAERI thông báo đã phát triển công nghệ để sản xuất một tá mCi (millicurie) Cu-67, đủ để cung cấp cho ba tổ chức nghiên cứu cùng một lúc.
Trang Business Korea dẫn tuyên bố của KAERI cho biết hơn 10 trung tâm nghiên cứu y khoa, trong đó có Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul và Bệnh viện Đại học Quốc gia Jeonnam, đã gửi lời đề nghị sử dụng Cu-67. Cơ quan này dự kiến cung cấp Cu-67 cho họ vào nửa cuối năm nay.
Ông Lee Kyung-han, Chủ tịch Hội Y học Hạt nhân Hàn Quốc, đánh giá việc sản xuất thành công Cu-67 sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển công nghệ y học hạt nhân của quốc gia này. “Việc sản xuất và cung cấp thành công Cu-67 đã đưa đất nước đến một chương mới về – từ ghép giữa chữa bệnh và chẩn đoán cùng lúc”, ông Lee nói.
Chuyên gia Wi Myung-hwan, Phó Chủ tịch Viện Công nghệ Phóng xạ Tiên tiến thuộc KAERI nhận định: “Việc thiết lập một hệ thống sản xuất Cu-67 có thể giúp Hàn Quốc dẫn đầu cuộc đua phát triển các biện pháp chữa trị ung thư thế hệ mới”.
KAERI đã sản xuất và cung cấp nhiều loại đồng vị phóng xạ y tế bằng cách sử dụng lò phản ứng nghiên cứu Hanaro và máy gia tốc hạt. Thành tựu của họ bao gồm molybdenum-99, iodine-131, iridium-102 và zirconium-89. Viện nghiên cứu này đang lên kế hoạch tăng cường sản xuất hàng trăm mCi để xuất khẩu cho các nước châu Á khác.
Nguồn BHT