Văn hóa - Giải trí   Đất nước mến yêu

BAOTAYNINH.VN trên Google News

'Hành trình' từ cây lanh đến bộ quần áo thổ cẩm

Cập nhật ngày: 23/04/2013 - 05:45
HTML clipboard

Có dịp đến Lao Chải (Sa Pa), ngắm nhìn trang phục truyền thống độc đáo của người Mông, ít ai biết rằng để làm ra những bộ quần áo đó, những phụ nữ Mông phải trải qua những công đoạn vô cùng cầu kỳ.

Nghề dệt vải lanh đã hình thành từ rất lâu. Bất cứ người phụ nữ Mông nào đến tuổi trưởng thành cũng phải biết se lanh thành sợi để dệt vải, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của gia đình.

Việc se lanh dệt vải còn thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ, đó là một trong những tiêu chí để đánh giá tài năng, đạo đức của chị em phụ nữ. Ngoài ra, vải lanh còn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông.

Những hình ảnh sau đây sẽ giúp bạn đọc hình dung ra phần nào những công việc mà người phụ nữ Mông phải trải qua để tạo ra những bộ quần áo độc đáo, hấp dẫn du khách.

Vận chuyển lanh từ rừng về

Phơi lanh

Vỏ cây lanh được tước ra thành từng sợi nhỏ

Giã cho sợi lanh mềm ra

Sợi lanh phải được nối dài và tuốt đều vì nó liên quan đến công đoạn dệt sau này

Bước tiếp theo, người ta mắc các sợi lanh vào khung quay cho chúng xoắn lại thành từng cuộn

Dệt lanh

Nhuộm để có màu chàm truyền thống của dân tộc Mông đen Sa Pa

Phơi nắng cho chàm mau khô

Công đoạn thêu là công đoạn mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự khéo tay, tỉ mỉ

Từ cây lanh, những người phụ nữ đảm đang đã tạo nên những bộ quần áo thổ cẩm đẹp mắt, bền chắc

Theo Dân trí


 
Liên kết hữu ích