Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Tại sao Trung Quốc đất đồi núi, đất nông nghiệp nhiều hơn Việt Nam mà không phát triển trồng sắn? Trong khi, hiện tại, Trung Quốc là nhà nhập khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam.

Hội thảo Sử dụng và phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam tổ chức mới đây đặt câu hỏi, từ lát sắn biến thành xăng thân thiện môi trường đã thành hiện thực nhưng làm thế nào để ethanol là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế, xoá đói giảm nghèo?
Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ Phó vụ KHCN Bộ Công thương cho rằng hiện nay chúng ta có ¾ là đất đồi núi, diện tích trồng sắn chỉ 550.000ha, vậy nên không chỉ tập nên tập trung vào sắn mà phải đặt quy hoạch sắn với quy hoạch chiến lược của các vùng nguyên liệu cây khác.
Bài học mía đường được đại diện bộ Công thương nhắc lại khi nhà máy mía đường có nhà máy nhưng lại thiếu nguồn nguyên liệu.
Ông Cường nói tới hệ lụy trồng sắn ồ ạt có thể mất rừng: “Tây Nguyên có trường hợp người dân chui vào tận lõi rừng trồng sắn”
|
Nhiều ý kiến hội thảo khuyến cáo phát triển ethanol từ sắn phải được tính toán và quy hoạch kỹ càng. |
Ông Cường đặt câu hỏi, tại sao Trung Quốc đất đồi núi, đất nông nghiệp nhiều hơn Việt Nam mà không phát triển trồng sắn? Hiện tại, Trung Quốc là nhà nhập khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn sắn
“Trung Quốc nhập tinh bột sắn làm rượu Mao Đài rồi lại xuất sang chính Việt Nam”, ông Cường nói.
Ông Đỗ Tấn Bình, Chủ tịch HĐQT công ty TNHH BT, một doanh nghiệp lớn sản xuất ethanol từ sắn cũng lưu ý: “Tháng 9.2009 trong khi chúng ta đang tổ chức hội nghị ethanol thì Trung Quốc cũng làm hội nghị với tỉnh Tây Ninh (tỉnh có diện tích trồng sắn lớn nhất VN).
Viện trưởng IpSard, TS Đặng Kim Sơn đánh giá việc phát triển trồng sắn hiện nay tuy không ảnh hưởng tới an ninh lương thực nhưng trồng sắn không tác động lớn tới xoá đói giảm nghèo.
Nghiên cứu IpSard cho thấy, quy mô nhỏ và không có cơ chế hợp tác bền vững là những yếu tố tác động tiêu cực tới việc tạo ra giá trị gia tăng và sự liên kết giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị.
“Điều này khiến người trồng không đầu tư dài hạn, sẵn sàng bán sản phẩm kém chất lượng vì thương lái vẫn thu mua, dẫn tới thu nhập không ổn định.”
Còn theo ông Đỗ Thanh Hòa, Giám đốc Sở Công thương Tây Ninh, tỉnh có diện tích trồng sắn 50.000ha việc trồng sắn ồ ạt cũng dẫn tới các cơ sở chế biến sắn chưa chuẩn bị đầy đủ hạ tầng để bảo đảm môi trường. Hiện Tây Ninh có 82 cơ sở sản xuất tinh bột sắn.
“Việc ô nhiễm của 82 cơ sở ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và rất khó giải quyết”, ông Hòa thừa nhận.
(Theo Bee)