Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Họ đã đổi thay chính mình
Thứ sáu: 21:45 ngày 02/06/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Từ những chàng trai ốm yếu, gầy gò, các môn thể thao đã tạo ra cho họ một cuộc sống mới đầy năng động.


Tay vợt Nguyễn Tiến Minh - Ảnh: T.P.

Trong đó, không chỉ những người bình thường mà kể cả những ngôi sao thể thao như Nguyễn Tiến Minh, Lý Hoàng Nam cho đến chàng trai khiếm thị tài hoa Nguyễn Ngọc Hiệp.

Tiến Minh cũng có thuở ốm yếu

Lừng danh trên đấu trường cầu lông quốc tế, ít người biết thuở nhỏ Tiến Minh thường bệnh vặt. Nhưng chính sở thích chạy nhảy, vui đùa cùng lũ bạn trong xóm đã giúp anh cải thiện sức khỏe, đặt nền tảng ban đầu để trở thành tay vợt cầu lông hàng đầu thế giới.

Tiến Minh nói: “Lúc nhỏ tôi cứ bệnh hoài nên cha mẹ tốn khá nhiều tiền thuốc men. Tuy nhiên, do tôi thích vận động, tham gia rất nhiều trò dân gian với bạn bè trong xóm (thả diều, nhảy dây, bắn bi, chạy rượt bắt, nhảy lò cò...) nên cơ thể tôi ngày một cải thiện hơn”.

Chính sự năng động đã giúp Tiến Minh có điều kiện sớm bộc lộ tài năng, đeo đuổi được nghiệp vận động viên (VĐV) cầu lông khi mới 10 tuổi. Cầu lông là môn thể thao đòi hỏi sức bền, thể lực rất kinh khủng bởi toàn cơ thể phải vận động. Để bù đắp lượng calori bị mất, càng tập Tiến Minh càng ăn nhiều hơn, cơ thể khỏe ra.

Sau này, anh học thêm VĐV ở các nước, ăn uống khoa học nên thể lực tốt hơn. Cũng từ đó, Tiến Minh gần như không bệnh tật gì từ khi bắt đầu sự nghiệp cho đến nay.

Tiến Minh chia sẻ: “Tôi đã đi nhiều nước, thấy việc giới trẻ ít vận động là thực trạng chung của nhiều nước trên thế giới chứ không riêng gì VN.

Giới trẻ bây giờ quá phụ thuộc vào các tiện ích hiện đại như nhà cửa đầy đủ tiện nghi, ra đường thì có xe, lên lầu thì có thang máy và thích “sống ảo” cùng mạng xã hội nên lười vận động.

Ngoài ra, bây giờ quỹ đất cho giới trẻ làm sân chơi không còn nhiều như trước kia, nhất là ở những thành phố lớn. Lúc trước, chúng tôi cứ bước ra đường là có thể chơi đá banh, bắn bi thoải mái”.

Từ kinh nghiệm bản thân mình, Tiến Minh khẳng định: “Phải có vận động mới tốt cho cơ thể. Nếu lười vận động, cơ thể sẽ mụ mị, đầu óc khó có thể sáng suốt”.

Anh kể có những thời điểm gặp chấn thương, bác sĩ cấm vận động nhiều, lúc đó trong người rất khó chịu, ăn không ngon và bụng khó tiêu.

“Chỉ có tập luyện mới giúp tôi cảm thấy sảng khoái trở lại. Tuy nhiên, nếu chơi thể thao cũng phải tập đúng cách, tùy lứa tuổi để tránh chấn thương”, Tiến Minh nói.


VĐV điền kinh Ngọc Hiệp (số 346) - Ảnh: Hải Linh

Khiếm thị vẫn chăm chỉ tập luyện

Với Nguyễn Ngọc Hiệp - VĐV điền kinh khiếm thị từng giành vé tham dự Paralympic Rio 2016, thể thao đã tạo ra một bước ngoặt không ngờ với cuộc sống của anh.

Năm 11 tuổi, Hiệp mắc một căn bệnh quái ác khiến thị lực của anh ngày càng suy giảm trước khi trở nên khiếm thị hoàn toàn những năm sau này.

Tâm sự về khoảng thời gian này, Hiệp nói: “Cuộc sống của tôi hoàn toàn đảo lộn. Học hành, sinh hoạt, cả cuộc đời tôi trở nên đen tối. Một trong những chuyện khổ sở nhất chính là việc tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe”.

Hiệp vốn người nhỏ thó. Đến năm 12 tuổi mà anh mới chỉ cao khoảng 1,4m, thêm vào đó lại mắc chứng phong thấp, từ bé Hiệp đã thường xuyên gặp các vấn đề về thể chất. Việc không còn nhìn thấy khiến cuộc sống của anh ngày càng khó khăn hơn.

Thế rồi đến năm 13 tuổi, Hiệp bất ngờ quay trở lại với việc tập luyện thể dục thể thao sau một giải đấu điền kinh cấp học đường. Đăng ký thi đấu chỉ để cho vui, Hiệp khi về nhà lại dần cảm thấy yêu thích môn điền kinh.

“Hồi nhỏ tôi vốn cũng hay chạy nhảy. Nhưng kể từ ngày mắc bệnh, tôi khổ sở, đến đi đứng còn khó nói gì việc tập thể dục thể thao. Sau giải điền kinh đó, khi trở về nhà tôi thấy người mệt nhoài nhưng lại khỏe mạnh hẳn ra. Thế là từ đó tôi quyết tâm trở lại với việc tập thể dục thể thao đều đặn”, Hiệp cho biết.

Mỗi ngày, chàng trai này ngoài giờ thể dục trên trường còn tham gia vào các hoạt động thể thao khác như võ thuật, bóng đá, quan trọng nhất là những buổi tập đi bộ, chạy bộ. Hiệp tập luyện không ngừng.

Từ chỗ thi đấu cho Trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM), Hiệp được chọn vào đội tuyển quận, đội tuyển TP rồi cả quốc gia, trước khi mang về vinh quang với tấm HCV ở Paragames 7 trên đất Myanmar.

Hoàng Nam từng lùn và mập


Tay vợt Lý Hoàng Nam - Ảnh: T.P.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Đỗ Thanh Yến (mẹ của VĐV quần vợt số 1 VN Lý Hoàng Nam) cho biết: “Thuở nhỏ, Hoàng Nam mập và lùn. Lúc đó tôi khá buồn khi các chuyên gia dự đoán Nam khó lòng cao đến 1,7m khi trưởng thành. Vì thế, tôi và chồng hướng Nam đến với thể thao từ sớm để rèn luyện thân thể. Nam chơi được nhiều môn như bơi, đá banh, bóng bàn...

Chưa đầy 8 tuổi, ba mẹ đã cho Hoàng Nam đi theo đánh quần vợt. Nhờ được vận động, chạy nhảy nhiều trên sân mà Nam khỏe hơn hẳn và bắt đầu bộc lộ nhiều tố chất. Sau đó, Nam được tập chuyên nghiệp, ăn uống khoa học nên mới có được cơ thể săn chắc và cao gần 1,8m như hiện nay.

Nguồn TTO

Tin cùng chuyên mục