Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hoà Thành: Tỷ lệ lao động nữ tham gia học nghề còn thấp
Thứ năm: 18:54 ngày 29/06/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Theo ý kiến của một số địa phương, việc quy định 40% lao động nữ trong độ tuổi tham gia học nghề là không thể thực hiện được

Ngày 28.6, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh do bà Kim Thị Hạnh-Phó trưởng ban làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hòa Thành về tình hình giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Về chương trình đào tạo nghề, huyện Hoà Thành đề nghị xem xét mở rộng độ tuổi đối với một số nhóm đối tượng, vì lứa tuổi này vẫn có thể làm được nhiều nghề.

Lãnh đạo Phòng LĐTB& XH huyện Hòa Thành phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn khảo sát.

Ý kiến khác cho rằng, việc cấp ngân sách để mở lớp đào tạo nghề vẫn còn nhiều bất cập, vì từ lúc đăng ký mở lớp đến khi triển khai thường kéo dài nhiều tháng, khi mở được lớp thì những người đăng ký học nghề lại không muốn đi nữa.

Theo đại diện UBND các xã Long Thành Nam và Hiệp Tân, việc đề ra chỉ tiêu 10% người khuyết tật và 40% phụ nữ tham gia học nghề là không thể thực hiện được, vì số nghề mở ra trong các lớp đào tạo phần lớn chỉ phù hợp với nam giới. Còn với người khuyết tật, hầu hết nhóm đối tượng này không có khả năng học nghề.

Tại buổi làm việc, bà Kim Thị Hạnh- Trưởng đoàn khảo sát đề nghị lãnh đạo UBND các xã và Phòng LĐTB &XH huyện Hoà Thành tập trung đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề thời gian qua.

Qua số liệu cũng như tình hình thực tế cho thấy, tính hiệu quả của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang là một dấu hỏi. Tuy nhiên, lãnh đạo Phòng LĐTB&XH huyện Hòa Thành khẳng định, đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở địa phương này đạt hiệu quả cao.

Tỷ lệ lao động nữ ở Hoà Thành tham gia các lớp đào tạo nghề còn thấp- Ảnh minh hoạ

Chiều cùng ngày, đoàn khảo sát làm việc với lãnh đạo Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật.

Báo cáo với đoàn khảo sát, lãnh đạo nhà trường cho biết, đội ngũ giáo viên nhà trường đủ về số lượng, chuẩn về văn bằng theo đúng quy định hiện hành. Năm học 2017, trường đào tạo 5 ngành với 328 học viên (giảm nhiều so với hai năm 2015- 2016).

Lãnh đạo nhà trường thông tin, công tác tuyển sinh ngày càng khó, điều này không riêng gì một trường nào mà đó là tình hình chung của hệ thống trường trung cấp.

Về việc chuyển giao trường từ Sở GD&ĐT sang Sở LĐTB&XH, lãnh đạo nhà trường cho biết, ở trung ương, Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTB&XH đã hoàn tất quá trình chuyển giao. Tuy nhiên, ở cấp tỉnh, cho đến thời điểm này, việc chuyển giao chưa diễn ra.

Trong phần kết luận, trưởng đoàn khảo sát Kim Thị Hạnh nhận định: Cơ sở vật chất, đội ngũ nhà trường đã đạt và có một số mặt vượt tiêu chuẩn quy định.

Theo bà Hạnh, nhà trường cần mạnh dạn đổi mới, phát triển theo tinh thần đưa trường học đến với người học, chủ động trong khâu tiếp thị, tuyển sinh.

Bà Hạnh cũng đề nghị, lãnh đạo, giáo viên nhà trường cần chia sẻ những khó khăn chung trong quá trình chuyển giao cơ quan chủ quản, vì chính Sở LĐTB&XH cũng đang gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình tiếp nhận nhà trường.

Đ.V.T

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục