Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Hội nghị công tác phối hợp với các Sở Công Thương trong hoạt động cung cấp điện năm 2023
Thứ sáu: 09:15 ngày 01/09/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Hội nghị nhằm đánh giá tình hình và kết quả thực hiện hoạt động cung cấp điện trong năm 2022 và các tháng đầu năm 2023; đề xuất kế hoạch triển khai công tác giai đoạn 2024-2025.

Sáng 31.8, tại khách sạn Sunrise, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức hội nghị công tác phối hợp với các Sở Công Thương trong hoạt động cung cấp điện năm 2023. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình và kết quả thực hiện hoạt động cung cấp điện trong năm 2022 và các tháng đầu năm 2023; đề xuất kế hoạch triển khai công tác giai đoạn 2024-2025.

Hội nghị công tác phối hợp với các Sở Công Thương trong hoạt động cung cấp điện năm 2023.

Dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Dương Văn Thắng; Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Nam Nguyễn Phước Đức; lãnh đạo Sở Công Thương 21 tỉnh, thành phía Nam.

Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Văn Thắng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, năng lượng là nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế toàn cầu, cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, đòi hỏi phải khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng nhằm phục vụ thiết thực cho nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia. 

Hoạt động cung cấp năng lượng, cụ thể là năng lượng điện có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và 21 tỉnh, thành phía Nam nói riêng trong thời kỳ đổi mới, tiến tới công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Theo thống kê của ngành điện, giai đoạn 2019-2022, điện thương phẩm tỉnh Tây Ninh đứng thứ 5 và tốc độ tăng trưởng phụ tải đứng thứ 2 trong 21 tỉnh thành phía Nam. Nếu năm 2020 ngành điện cung cấp cho tỉnh 4.707 triệu kWh điện, trong đó, cung cấp cho lĩnh vực công nghiệp khoảng 3.535 triệu kWh điện, chiếm tỷ trọng 75,11% thì đến năm 2022, ngành điện đã cung cấp cho tỉnh 5.475 triệu kWh điện, trong đó cung cấp cho công nghiệp 4.173 triệu kWh điện - chiếm tỷ trọng 76,22%. Dự báo các năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng phụ tải của Tây Ninh từ 10% - 15%/năm, cụ thể: năm 2024 là 6.951 triệu kWh điện và năm 2025 là 7.653 triệu kWh điện.

Tổng công suất phát của các nguồn điện trên địa bàn tỉnh khoảng 1.737 triệu kWh/năm, đáp ứng khoảng 31,73% nhu cầu phụ tải của tỉnh (trong đó chủ yếu là điện năng lượng mặt trời).

Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Nam Nguyễn Phước Đức phát biểu tại hội nghị.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH và tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh đấu nối giải toả công suất các dự án điện năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối đã được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch của 21 tỉnh, thành phía Nam nói chung, tỉnh Tây Ninh nói riêng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thắng tin tưởng rằng, trong thời gian tới, Tổng Công ty Điện lực miền Nam sẽ tiếp tục có kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng lưới điện, cụ thể là các đường dây trạm biến áp đã thoả thuận với các tỉnh và các khối lượng đường dây, trạm biến áp đã được phê duyệt trong quy hoạch cấp quốc gia và cấp tỉnh theo đúng tiến độ. Tỉnh Tây Ninh sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với ngành Điện trong công tác đầu tư phát triển lưới điện và cung cấp điện trên địa bàn tỉnh.

Thời gian qua, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước tại 21 tỉnh, thành với Tổng công ty Điện lực miền Nam không ngừng được củng cố và phát triển, tạo điều kiện cho các đơn vị điện lực thành viên trong EVNSPC phục vụ tốt và hoàn thiện hơn trong hoạt động cung cấp điện, góp phần phát triển KT-XH và đời sống nhân dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo, quốc phòng an ninh trên địa bàn các tỉnh phía Nam.

Theo báo cáo của Tổng Công ty Điện lực miền Nam, sản lượng điện nhận năm 2022 đạt 87.760 tỷ kWh, tăng 7,5% so với luỹ kế cùng kỳ năm 2021; trong 7 tháng đầu năm 2023 đạt 51.973 tỷ kWh, giảm 2,83% so với luỹ kế cùng kỳ năm 2022.

Về điện thương phẩm, năm 2022 thực hiện đạt khoảng 83 tỷ kWh, tăng 8,67% so với thực hiện năm 2021 và tăng 0,34% so với kế hoạch Tập đoàn giao; 7 tháng đầu năm 2023, EVNSPC đạt 47,8 tỷ kWh, đạt 56,2% so với kế hoạch và thấp hơn 1,3% so với cùng kỳ.

Lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phát biểu tại hội nghị.

EVNSPC đã và đang triển khai đầu tư nhiều công trình/dự án lưới điện từ 0,4kV đến 110kV trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố khu vực miền Nam. Trong đó, giai đoạn 2021-2025, EVNSPC có kế hoạch đầu tư hoàn thiện, nâng cấp lưới điện 110kV và tái cấu trúc lưới điện trung-hạ áp nhằm khắc phục tình trạng quá tải, cải thiện chất lượng điện áp, phát triển lưới điện phù hợp đảm bảo cung ứng điện với độ tin cậy cao. Ngoài ra, EVNSPC đầu tư hệ thống nguồn diesel, năng lượng mặt trời tăng cường cấp điện cho khu vực hải đảo (huyện Côn Đảo, Bà Rịa-Vũng Tàu và huyện Phú Quý, Bình Thuận) và các nguồn năng lượng mặt trời áp mái tại các đơn vị trực thuộc...

Để thực hiện kế hoạch trên, EVNSPC tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các dự án có hiệu quả đầu tư cao nhằm bảo đảm an toàn cung cấp điện, bảo đảm mục tiêu chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế.

Song song đó, EVNSPC đã đưa vào hoạt động hệ thống tự động hóa giám sát và điều khiển từ xa 100% lưới điện 110kV. Đối với lưới điện 22kV đã điều khiển xa trên 2.550 thiết bị phân đoạn và đã ứng dụng chức năng FLISR (tự động phát hiện sự cố, tự động cô lập vùng sự cố và khôi phục điện cho khu vực không bị sự cố) cho trên 40 phát tuyến.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Dương Văn Thắng phát biểu tại hội nghị.

Hiện EVNSPC tiếp tục hoàn thiện kết cấu lưới điện theo định hướng hiện đại hoá, tự động hoá vận hành hiệu quả mô hình Trung tâm Điều khiển xa tiên tiến trong việc giám sát, điều hành lưới điện; khai thác dữ liệu các hệ thống đo đếm xa từ các trạm biến áp 110kV và trạm phân phối để kịp thời phát hiện các hiện tượng bất thường và có biện pháp xử lý nhanh chóng cũng như nâng cao chất lượng điện năng cung cấp.

Kế hoạch năm 2024, EVNSPC tổ chức, triển khai đến các Công ty Điện lực xây dựng kế hoạch cung cấp điện theo từng tháng và cả năm. Kế hoạch phải bảo đảm cung cấp đủ điện cho phát triển KT-XH và đời sống của nhân dân, không thực hiện điều hòa tiết giảm phụ tải.

Bên cạnh đó, chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, công tác tuyên truyền và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định. Tổ chức đánh giá, lập kế hoạch và triển khai các công trình đường dây 110kV mang tính chất quan trọng trong quản lý vận hành, đường trục liên kết phía 110kV giữa các trạm 220kV lân cận nhằm hỗ trợ việc chuyển tải qua lại...

Ông Nguyễn Phước Đức- Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Nam cho biết EVNSPC sẽ tiếp tục làm tốt công tác phối hợp địa phương.

Trúc Ly

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục