Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Hội Nông dân Tây Ninh đã có những bước trưởng thành trên nhiều lĩnh vực
Thứ ba: 11:24 ngày 12/10/2010

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Từ năm 1990 đến nay, Hội Nông dân Tây Ninh đã có bước trưởng thành trên nhiều lĩnh vực, hoạt động đúng hướng và có hiệu quả.

Cách đây 80 năm, ngày 14.10.1930, tại kỳ họp thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã quyết định thành lập tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam, với tên gọi là “Nông hội đỏ”. Sau nhiều lần đổi tên cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, đến tháng 3.1988, đoàn thể của giai cấp nông dân Việt Nam được đổi tên thành “Hội Nông dân Việt Nam”. 

Các cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm được UBND tỉnh khen thưởng

Cùng với cả nước, các cấp Hội Nông dân Tây Ninh không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng hoạt động. Là một tỉnh nông nghiệp, giai cấp nông dân chiếm một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng tỉnh nhà, từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, các cấp Hội Nông dân có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, giúp đỡ nông dân phát triển kinh tế, làm ăn có hiệu quả. Đặc biệt là từ năm 1990 đến nay, Hội Nông dân Tây Ninh đã có bước trưởng thành trên nhiều lĩnh vực, hoạt động đúng hướng và có hiệu quả. Các cấp Hội trong tỉnh đã phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể và các ngành có liên quan tổ chức nhiều phong trào lớn, sâu rộng và đạt hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu bức xúc của nông dân, như: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo; phong trào xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn; phong trào phát triển văn hoá-xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng… Nội dung và phương thức hoạt động của Hội tiếp tục được đổi mới; hướng về cơ sở, lấy lợi ích chính đáng của hội viên, nông dân làm mục tiêu và động lực để hoạt động. Các cấp Hội gắn tuyên truyền vận động giáo dục, thuyết phục với việc tạo điều kiện hỗ trợ cho hội viên, nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Với những thành tích đạt được, trong nhiều năm liền Hội Nông dân Tây Ninh được Trung ương Hội tặng bằng khen và được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III.

Phát huy những thành tựu đạt được trong những năm qua, bước sang năm 2010, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tiếp tục hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ của mình. Kết quả trong 9 tháng qua, các cấp Hội trong tỉnh đã tổ chức tuyên truyền được hơn 26.670 cuộc, với hơn 1 triệu lượt người dự, trong đó có hơn 766.500 lượt hội viên, nông dân. Qua phát động, đến nay đã có hơn 87.500 hộ nông dân đăng ký thi đua xuất kinh doanh giỏi các cấp, vượt 25% so với chỉ tiêu Trung ương Hội giao. Hội Nông dân các cấp vận động hội viên, nông dân sử dụng cây giống, con giống mới; đồng thời vận động nông dân khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống thông qua các lớp dạy nghề. Các cấp hội đã tổ chức được 154 cuộc hội thảo, 25 điểm trình diễn, với 8.240 lượt người tham dự; mở được 596 lớp khuyến nông, với hơn 26.250 lượt người dự, đạt trên 131% chỉ tiêu được giao. Hội Nông dân phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đẩy mạnh công tác dạy nghề và triển khai trong 9 tháng qua được 18 lớp cho 540 lao động nông thôn ở các huyện, thị trong tỉnh. 

Nông dân Tây Ninh luôn an tâm lao động sản xuất

Các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình mô hình liên kết “4 nhà”, chủ động mở rộng các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Ký hợp đồng với các doanh nghiệp cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp theo phương thức trả chậm, với số lượng gần 1.200 tấn phân bón, 9 tấn lúa giống, 1.800 kg đậu xanh giống. Trong 9 tháng qua, nông dân đã hỗ trợ nhau trong sản xuất và đời sống bằng nhiều hình thức, giúp cho 451 hộ nông dân có vốn làm ăn, với tổng trị giá trên 947 triệu đồng. Bên cạnh đó, các cấp Hội cũng tích cực vận động nông dân đăng ký xây dựng gia đình nông dân văn hoá, tham gia xây dựng thôn, ấp văn hoá. Đến nay đã có 188.639 hộ nông dân đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, đạt trên 107%  so với chỉ tiêu được giao.

D.H

 

 

 

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục