Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hội thảo Rà soát hỗ trợ bệnh nhân lao qua tin nhắn
Thứ ba: 09:50 ngày 22/08/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Hôm 21.8, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Quỹ Toàn cầu phòng chống Lao tổ chức Hội thảo “Rà soát hoạt động triển khai và đưa ra khuyến cáo cải thiện của Chương trình mHealth – hỗ trợ điều trị bệnh lao qua tin nhắn điện thoại di động”.

Tham dự hội thảo có lãnh đạo Hội Nông dân các cấp, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, nhân viên y tế một số địa phương thuộc 2 tỉnh Tây Ninh và Long An.

Quang cảnh hội thảo.

“Chương trình mHealth- hỗ trợ điều trị bệnh lao qua tin nhắn điện thoại” được Trung ương Hội Nông dân chọn thí diểm tại 4 tỉnh, thành phố (gồm Hải Phòng, Thái Bình, Tây Ninh và Long An). Bệnh nhân lao tham gia chương trình sẽ nhận được những tin nhắn truyền thông giáo dục sức khỏe, nhắc uống thuốc, nhắc xét nghiệm đàm. Bên cạnh đó, cán bộ y tế và cán bộ Hội Nông dân cũng thực hiện giám sát tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao qua thiết bị điện thoại. Chương trình này nhằm mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi bệnh lao khỏi cộng đồng.

Tại Tây Ninh, Hội Nông dân Việt Nam, Dự án Quỹ toàn cầu đã hỗ trợ thành lập Tổ chống lao thuộc Hội Nông dân tỉnh, xây dựng 5 mô hình “Chi hội Nông dân phát hiện sớm người nghi mắc lao; vận động nông dân nghi mắc lao đi khám và điều trị theo DOST”.

Đến nay, các mô hình duy trì hoạt động hiệu quả, thành viên tham gia mô hình cũng được tập huấn kiến thức phát hiện bệnh lao, kỹ năng về công tác truyền thông phòng chống bệnh. Hiện chương trình được thí điểm tại 3 huyện trọng điểm về lao trên địa bàn tỉnh là Gò Dầu, Hòa Thành và Trảng Bàng.

Từ chương trình, đã có hàng ngàn tin nhắn được gửi đến các bệnh nhân lao để hỗ trợ điều trị bệnh. Qua đó người bệnh hiểu hơn về bệnh lao, biết cách phát hiện và phòng bệnh; bệnh nhân biết được tình hình bệnh của mình, được nhắc nhở uống thuốc, thời gian điều trị, thời gian xét nghiệm đàm; bệnh nhân biết được các triệu chứng thường gặp khi sử dụng thuốc để an tâm điều trị, tuân thủ việc điều trị tốt hơn...

So với trước đây, hoạt động của Tổ chống lao tuyến huyện, xã được thuận lợi hơn, công tác chăm sóc, điều trị người bệnh cũng đạt được hiệu quả: tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị thấp, không có bệnh nhân bỏ tái khám hay trễ hẹn tái khám, không có trường hợp bị phản ứng thuốc dẫn đến nguy hiểm sức khỏe, tính mạng...

Đại biểu tham dự hội thảo phát biểu ý kiến.

Tuy nhiên, bên cạnh việc công nhận những tiện ích từ chương trình mang lại trong hỗ trợ điều trị bệnh lao trong cộng đồng, nhiều đại biểu dự hội thảo cũng đã chỉ ra những khó khăn tồn tại như: việc cập nhật thông tin bệnh nhân trên hệ thống quản lý Vitimes chưa đầy đủ, kịp thời, gây khó cho việc quản lý theo dõi bệnh nhân của cán bộ làm công tác phòng chống lao.
 
Biến động trong cán bộ Hội nông dân gây khó cho một số hoạt động truyên truyền. Người bệnh thiếu thiết bị điện thoại hoặc lớn tuổi không dùng điện thoại nên khó quản lý. Nội dung tin nhắn không đồng đều, chủ yếu là tin nhắn truyền thông giáo dục sức khoẻ, những tin nhắc uống thuốc, xét nghiệm đàm còn ít. Lao động nhập cư, tạm cư trên một số địa bàn khi mắc bệnh sẽ khó quản lý.

Ông Lê Anh Dũng- Trưởng Ban Xã hội Trung ương Hội Nông dân, Giám đốc Dự án Quỹ toàn cầu Phòng chống lao Việt Nam ghi nhận những kết quả mà Hội Nông dân các tỉnh Tây Ninh, Long An đã thực hiện được trong công tác phối hợp với ngành y tế về phòng chống lao.

Thời gian tới, ông đề nghị 2 tỉnh cần tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của nông dân về bệnh lao, tránh kỳ thị, tự kỳ thị, phân biệt đối xử; xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp hơn; tăng cường công tác phối hợp với ngành y tế; tăng cường thông tin, khám lưu động cho bệnh nhân vùng sâu, vùng biên giới; phân công cán bộ có chuyên môn cao, tâm lý vận động kiên trì; hỗ trợ động viên người bệnh mua BHYT, vay vốn phát triển sản xuất; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xem thực hiện có đúng, có đủ, có phù hợp.

Ngô Tuyết

Tin cùng chuyên mục