Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Honduras: Tổng thống bị đảo chính ra tối hậu thư
Thứ bảy: 06:05 ngày 17/10/2009

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Ông Zelaya quyết định chờ đợi cho đến ngày thứ hai, 19.10 để chính quyền của Tổng thống lâm thời Roberto Micheletti có thêm thời gian suy nghĩ về nguyên tắc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.

Ông Manuel Zelaya mỉm cười sau khi trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters qua điện thoại từ sứ quán Brazil tại Tegucigalpa ngày 16.10. Ảnh: Reuters.

Sau nhiều nỗ lực ngoại giao của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS), cuộc khủng hoảng chính trị tại Honduras có phần lắng dịu nhưng vẫn chưa có được giải pháp bình ổn cuối cùng.

Mới đây, trong buổi họp báo tại khách sạn Capitalino ở thủ đô Tegucigalpa, ông Ricardo Martinez – đại diện của Tổng thống bị đảo chính Manuel Zelaya – tuyên bố, ông Zelaya quyết định chờ đợi cho đến ngày thứ hai, 19.10 để chính quyền của Tổng thống lâm thời Roberto Micheletti có thêm thời gian suy nghĩ về nguyên tắc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay do ông Zelaya đưa ra. Nếu sau ngày 19.10 mà ông Micheletti không có câu trả lời, điều đó cũng có nghĩa là tiến trình đàm phán đã bị phá vỡ.

Dù phía ông Micheletti cho biết, cả hai bên đã dàn xếp được mọi bất đồng và vẫn đang làm việc để đạt được thoả thuận cuối cùng; tuy nhiên, thực tế, Tổng thống bị đảo chính Zelaya đã bác bỏ đề nghị của ông Micheletti về việc giao cho Toà án Tối cao phán xét ai sẽ là người lãnh đạo hợp pháp của đất nước. Thay vào đó, ông Zelaya nhấn mạnh, quyền phán xét này thuộc về quốc hội.

Ông Zelaya thừa hiểu rằng, chính các quan chức Toà án Tối cao Honduras đã yêu cầu quân đội tiến hành cuộc đảo chính vào ngày 28.6, buộc ông phải sống lưu vong. Việc vị Tổng thống bị đảo chính này vượt qua lớp lớp an ninh, bí mật về nước, ẩn náu trong sứ quán Brazil tại Tegucigalpa là một bất ngờ đối với lực lượng đảo chính. Mặt khác, hiện nay, Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu cũng như Mỹ và các thành viên OAS đều công nhận ông Zelaya là Tổng thống hợp hiến của Honduras, đẩy chính quyền lâm thời của ông Micheletti vào tình trạng “de facto” – không được công nhận, bị cắt hết mọi nguồn viện trợ.

Ông Micheletti đã từng tính đến khả năng tổ chức bầu cử Tổng thống sớm, gạt ông Zelaya ra khỏi bàn cờ chính trị. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama, với cam kết tăng cường quan hệ với các nước châu Mỹ Latin, đã đe doạ rằng sẽ không công nhận kết quả bầu cử.

                                                                                                                           Đặng Hoàng Thái

(Theo CNN/AFP)

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục