Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Honduras từ chối nhượng bộ OAS
Thứ bảy: 05:57 ngày 04/07/2009

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Bất chấp sức ép của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) và cộng đồng quốc tế, Honduras vẫn từ chối phục chức cho Tổng thống bị đảo chính Manuel Zelaya.

Chủ tịch OAS Jose Miguel Insulza trong cuộc họp báo tại Tegucigalpa, thủ đô Honduras ngày 3.7.2009. Ảnh: Reuters

Bất chấp sức ép của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) và cộng đồng quốc tế, Honduras vẫn từ chối phục chức cho Tổng thống bị đảo chính Manuel Zelaya.

Trong hai ngày 3 và 4.7, phái đoàn OAS do Chủ tịch Jose Miguel Insulza đã đến Tegulcigalpa gặp Toà án Tối cao, Bộ trưởng Tư pháp cùng các nhân vật chính trị quan trọng tại Honduras để tìm kiếm khả năng đưa ông Zelaya về nước. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của ông Insulza đều thất bại, Toà án Tối cao Honduras, cơ quan yêu cầu quân đội tiến hành đảo chính, đã từ chối phục chức cho nhà lãnh đạo cánh tả, hiện đang sống lưu vong tại Costa Rica. Ngược lại, chính quyền lâm thời tại Honduras lại chỉ trích OAS đang tìm cách áp đặt một nghị quyết đơn phương. Tổng thống lâm thời Roberto Micheletti cho rằng, OAS chỉ là một tổ chức chính trị, không phải toà án, càng không có quyền ra phán quyết việc ông Insulza bị đảo chính là đúng hay sai. Ông Micheletti tố cáo chính Tổng thống Venezuela Hugo Chavez là “kẻ châm dầu vào lửa”, gây ra tình trạng đối đầu giữa Honduras và OAS. Vị Tổng thống lâm thời này khẳng định, Honduras sẵn sàng chấp nhận việc bị OAS khai từ tư cách thành viên cũng như việc bị cô lập.

Tuy nhiên, có vẻ như không chỉ có một vài nhà lãnh đạo trong OAS là đồng minh của vị Tổng thống bị đảo chính Zelaya, lên tiếng đe doạ; mà ngay cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng đã có phản ứng. Mỹ đã đình hoãn việc tổ chức các chiến dịch quân sự truy quét ma tuý chung với quân đội Honduras trong khi các đại sứ EU bắt đầu rời khỏi thủ đô Tegulcigalpa. Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ cũng đã tạm đình hoãn việc cho Honduras vay khoảng 650 triệu USD.

Theo các nhà phân tích, việc ông Manuel Zelaya bị đảo chính vì chuẩn bị tổ chức trưng cầu dân ý kéo dài nhiệm kỳ chỉ là một trong nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân sâu xa nhất là tầng lớp “thượng lưu” ở Honduras lo ngại vị Tổng thống cánh tả này sẽ giống như Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, đưa ra những chủ trương mang tính chất dân tuý, phúc lợi xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của tầng lớp “thượng lưu”.

Đ. Hoàng Thái

(Tổng hợp)

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục