Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Họp BCĐ thực hiện những giải pháp mang tính đột phá phát triển kinh tế-xã hội tỉnh
Thứ bảy: 13:13 ngày 05/01/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Chiều 4.1, tại Hội trường Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo thực hiện những giải pháp mang tính đột phá phát triển kinh tế-xã hội tỉnh giai đoạn 2017- 2021 (Ban chỉ đạo) tổ chức họp các Nhóm công tác báo cáo kết quả hoạt động trong năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ của năm 2019.

Ông Phạm Văn Tân-Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có Bí thư Tỉnh ủy Trần Lưu Quang.

Nhóm Nông nghiệp, Hạ tầng giao thông, Du lịch đạt kết quả khả quan

Tại hội nghị, ông Võ Đức Trong- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo những kết quả đạt được của nhóm công tác nông nghiệp trong năm 2018. Theo đó, thời gian qua cơ cấu cây trồng có sự chuyển biến rõ nét theo hướng tập trung, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với thị trường và công nghiệp chế biến. Năm 2018, tổng diện tích chuyển đổi cây trồng từ các cây cao su, mì, mía sang trồng các loại cây ăn trái tiềm năng có giá trị cao như nhãn, sầu riêng,bưởi, mít,...trong toàn tỉnh là2.642,6 ha,nâng tổng diện tích chuyển đổi đến nay là 3.419,6 ha. Hình thành 44 tổ liên kết sản xuất gắn với chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ.

Bí thư Tỉnh ủy Trần Lưu Quang phát biểu tại hội nghị.

Bên cạnh đó, nhóm nông nghiệp đã rà soát lại quỹ đất các công ty nông nghiệp để tạo quỹ đất sạch, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hiện đang phối hợp với UBND huyện Tân Châu kiểm tra mốc ranh giới và triển khai thực hiện bàn giao đất của Công ty Mía đường về địa phương quản lý theo quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất của UBND tỉnh.

Công ty Cổ phần Lavifood đã xây dựng nhà máy chế biến rau quả, cây ăn trái, dự kiến đi vào hoạt động ngày 6.1.2019. Song song đó, trong năm qua nhóm cũng đã phối hợp với công ty triển khai chính sách vùng trồng cho nông dân, hình thành vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.Công ty Cổ phần Nafoods Group thực hiện dự án phát triển vùng nguyên liệu cây ăn trái tại tỉnh Tây Ninh. Tập đoàn FLC khảo sát diện tích 160 ha tại xã Tân Hội, huyện Tân Châu để liên kết hợp tác phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

Về Đề án chuỗi giá trị, ngành Nông nghiệp phối hợp với Tiến sĩ Huỳnh Thế Du (Đại học Fulbright) xây dựng hoàn thành Đề án Chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh với 4 nhóm chính gồm: Nhóm cây trồng truyền thống (lúa, mía, mì, cao su); nhóm cây ăn quả (mãng cầu, nhãn, bưởi, sầu riêng, thanh long, dứa, chuối...); nhóm rau củ thực phẩm; nhóm chăn nuôi bò (bò sữa, bò thịt), gà (gà ta, gà công nghiệp) và heo.

Ông Dương Văn Thắng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách của năm 2019 và thu hút nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, trong quý I.2019, Nhóm nông nghiệp sẽ thông qua Đề án đấu giá quỹ đất công đất nông nghiệp để thu hút dự án đầu tư nông nghiệp.

Ông Dương Văn Thắng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Tiếp đó, Giám đốc Sở Giao thông vận tải báo cáo tình hình thực hiện của Nhóm công tác hạ tầng giao thông trong năm 2018,hiện Sở GTVT đã trình UBND tỉnh kế hoạch tổ chức thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Đồng thời,làm tốt công tác phối hợp với các SởGTVT trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam tham mưu Hội đồng vùng thành lập Tổ Điều phối kết nối giao thông vùng và Tổ Giúp việc Tổ Điều phối để thuận lợi trong việc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ về giao thông liên quan đến vùng; xây dựng Đề án kết nối giao thông tổng thể các tỉnh trong Vùng.

Trong năm 2019, nhóm sẽ tiếp tục hoàn thành dự án đường Tuần tra biên giới; tổ chức thực hiện hoàn thành phần bồi thường giải phóng mặt bằng; phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; hoàn chỉnh phương án bán đấu giá nhà và đất công, phương án đấu giá quyền sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt; đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các phương án huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Tấn Tài báo cáo kết quả hoạt động của Nhóm hạ tầng giao thông.

Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Nguyễn Hồng Thanh cho biết, trong năm 2018 Nhóm công tác du lịch đã thu hút khách lưu trú ước đạt 2.760.000 lượt, tăng 5,4% so cùng kỳ; Khách lữ hành ước đạt 25.500 lượt, tăng 5,3% so cùng kỳ; Khách tham quan các khu, điểm du lịch ước đạt 2.850.000 lượt, tăng 7,9% so cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 935 tỷ đồng tăng 12,2% so cùng kỳ. Tổng lượt khách du lịch xuất nhập cảnh qua 2 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát) ước đạt 1.753.065 lượt.

Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch đã và đang đi vào hoạt động có hiệu quả như khách sạn Sunrise (3 sao); khách sạn Victory; khách sạn Bluestar…, Khu Du lịch Long Điền Sơn, Trung tâm Thương mại - Giải trí Cà Na. Đặc biệt, cuối năm 2018 đã khánh thành và đưa vào hoạt động Tổ hợp Trung tâm Thương mại Vincom plaza - khách sạn Vinpearl đạt chuẩn tương đương 5 sao quốc tế  và khu nhà phố shophouse Vincom Tây Ninh; đã phát triển được chuỗi cửa hàng siêu thị Co.opmart trên địa bàn thành phố Tây Ninh, Trảng Bàng, Tân Châu, Gò Dầu, Châu Thành và siêu thị Auchan, đáp ứng cơ bản cho việc mua sắm, vui chơi cho người dân và khách du lịch.

Nguồn lao động cho ngành du lịch tại các khu, điểm du lịch, công ty lữ hành, các khách sạn từ 1-5 sao, cơ bản được đào tạo chuyên ngành. Tổ hợp Trung tâm Thương mại Vincom plaza (khai trương ngày 24.12.2018) đã giải quyết được 479 lao động, trong đó có 385 lao động tại địa phương, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ tại đây.

Định hướng phát triển trọng tâm

Theo Bí thư Tỉnh ủy Trần Lưu Quang, để trở thành tỉnh phát triển bền vững, các nhóm mang tính đột phá phải hoàn thành và vượt mức các mục tiêu đề ra,đáp ứng được tiêu chí kinh tế - xã hội phát triển, từ đó đời sống người dân được nâng lên. Ngoài ra, các thành viên trong nhóm cần lưu ý tham mưu với lãnh đạo các giải pháp, phương hướng phát triển phải đồng bộ từ đó xác định rõ trọng tâm, khâu đột phá để đầu tư, phát triển.

Để đạt những mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội trong thời gian tới, tỉnh cũng xác định cần tập trung triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp mang tính đột phá. Đối với Nhóm nông nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Tân đề nghị phải tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trong năm 2019 và quý I.2019. Đó là, triển khai chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp; phối hợp với các công ty Tanifood, Nafoods triển khai vùng nguyên liệu, sản xuất các loại giống cho nông nghiệp; tiếp tục hoàn chỉnh các thủ tục theo yêu cầu của ADB để tiếp nhận các nguồn vốn vay, từ đó triển khai đầu tư thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp; xây dựng các tiêu chí tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thể thu hút các nhà đầu tư.

Đối với nhóm hạ tầng, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở GTVT phải thi công hoàn thành 6/9 dự án chuyển tiếp từ năm 2018; sớm triển khai dự án chống ngập úng trên địa bàn huyện Hòa Thành và thành phố Tây Ninh trước mùa mưa năm 2019. Chủ tịch nhấn mạnh, chỉ tiêu cấp thoát nước đô thị là một trong những chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết của HĐND tỉnh nên bắt buộc phải quyết liệt triển khai thực hiện để khắc phục khuyết điểm của năm 2018.

Song song đó, nhóm hạ tầng sớm hoàn thành các thủ tục liên quan và triển khai 2 tuyến đường cao tốc: thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài và tuyến Gò Dầu - Xa Mát - thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đến tháng 4.2019 nhóm phải phấn đấu khởi công một số công trình trọng điểm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở VHTT&DL phối hợp với ngành chức năng nghiên cứu và khảo sát lại tuyến đường Tà Xia (xã Tân Phú) hướng về Vườn Quốc Gia Lò Gò-Xa Mát, đề xuất giải pháp, báo cáo lại Trưởng nhóm để có hướng đầu tư nâng cấp, mở rộng, hướng tới phục vụ cho phát triển du lịch Núi Bà Đen và VQG Lò Gò- Xa Mát.

Với những nhóm đột phá còn lại, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các nhóm cố gắng thực hiện theo phương hướng nhiệm vụ đã đề ra như: về 4.0, phải xây dựng đề án về mô hình, tổ chức, nhân sự và cơ chế hoạt động của Trung tâm giám sát điều hành về kinh tế- xã hội, hoàn thiện và mở rộng tích hợp thêm nguồn dữ liệu khác; Xây dựng khung kiến trúc chính quyền điện tử 2.0; Chú trọng các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu phát triển mô hình trung tâm hành chính công cấp huyện, xã. Về phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực dạy nghề; Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019.

Nhi Trần

 

 

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục