Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Huyện DMC: Kiên quyết xử lý các hộ không chấp hành quy định trồng rừng
Thứ bảy: 02:47 ngày 12/02/2011

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Sau nhiều nỗ lực cố gắng, đến nay, huyện đã đạt được kết quả khả quan trong việc giải quyết tình trạng bao, lấn chiếm và sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích.

Thông tin từ huyện Dương Minh Châu (DMC) cho biết, sau nhiều nỗ lực cố gắng, đến nay, huyện đã đạt được kết quả khả quan trong việc giải quyết tình trạng bao, lấn chiếm và sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích.

Cụ thể, tại tiểu khu (TK) 63, tổng diện tích quy hoạch dự án trồng rừng nằm trên địa bàn huyện là 440 ha. Số liệu tự kê khai của các hộ dân và kết quả khảo sát thực tế của huyện đến cuối năm 2010 có 93 hộ canh tác 238 ha, trong đó đất gò 106 ha, bán ngập 132 ha (cao su 73,9 ha; mì 18 ha và cây khác là 46,1 ha). Số liệu đất trồng rừng theo quy hoạch trên phù hợp với kết quả khảo sát thực tế mực nước hồ Dầu Tiếng ở cos 24,4m được các cơ quan chức năng vừa thực hiện và công bố gần đây: tổng diện tích ở TK 63 là 440 ha, trong đó diện tích đất gò là 255 ha, diện tích bán ngập 185 ha.

Diện tích đất gò và bán ngập được chia ra hai khu vực: Khu vực bến đò Hai Thỏ là 214 ha, trong đó diện tích đất gò là 149,2 ha, diện tích trong đai (tính từ cos 24,4m lên đến 200m được tính là diện tích trong đai buộc phải trồng rừng) có 96,6 ha. Trong đó, các hộ dân trồng cao su (61,8 ha), mì (32,7 ha), cây ăn trái (2,1 ha). Diện tích đất trên 200m (trên đai) là 52,6 ha, trong đó có 33,6 ha, trồng cao su (được để lại) và 19 ha mì buộc phải trồng rừng. Tổng diện tích buộc phải xử lý trồng rừng khu vực này là 115,6 ha. Riêng đối với diện tích đất bán ngập là 64,8 ha, cũng được người dân sử dụng trồng cao su, cây ăn trái, mì. Khu vực thứ hai là bến Bảy Trinh, có diện tích 226 ha. Trong đó, diện tích đất gò 105,8 ha, chủ yếu đã trồng rừng dầu (59,6 ha) và 46,2 ha mì. Diện tích đất bán ngập là 120,2 ha, đa số diện tích đất do người dân bao chiếm trồng mì.

Kiên quyết bỏ cây trồng trái mục đích để trồng rừng

Năm 2010, TK 63 được trồng rừng mới 24,7 ha/17 hộ, trong đó có 11 hộ chặt bỏ 16,1 ha cao su và 6 hộ bỏ 8,6 ha mì. Luỹ kế diện tích đã trồng rừng tại TK 63 đến thời điểm cuối năm 2010 là 111,8 ha/221,4 ha (67 hộ), đạt 50,49% kế hoạch trồng rừng. Tại TK 63 còn phải xử lý thu hồi để trồng rừng 109,6 ha. Đến đầu năm 2011, cán bộ kỹ thuật đã tổ chức thiết kế được 54,6 ha/29 hộ (46,1 ha cao su) và 8,5 ha mì. Đã có 23 hộ tự  nguyện chặt 43,4 ha/cao su và có 17 hộ đã trồng được 24,7 ha/ rừng.

Tại TK 65 (tổng diện tích 217 ha), đã trồng rừng 212 ha, đất chưa trồng rừng là 5 ha. UBND xã Phước Ninh đã khảo sát, nắm cụ thể danh sách số hộ vi phạm cất nhà ở lấn chiếm đất rừng là 47 hộ, đã vận động di dời 11 hộ. Đến cuối năm 2010, còn 36 hộ bao chiếm đất rừng cất nhà ở với diện tích là 14.541m2. Một số hộ khác đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đất quy hoạch dự án trồng rừng và đã trồng cao su. Hiện huyện DMC đã triển khai thu hồi 2,9 ha theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

 Ban Chỉ đạo (BCĐ) của xã Phước Ninh đã lập phương án di dời. Theo phương án của xã Phước Ninh đề ra thì chỉ giải quyết cấp nhà ở cho 30 hộ/36 hộ trên quỹ đất công của xã hiện có bởi các hộ này thuộc diện khó khăn và không có đất ở. BCĐ huyện đã lập phương án di dời tái định cư các hộ ở TK 65 để trình tỉnh xin kinh phí tổ chức thực hiện (284.843.534 đồng).

BCĐ huyện DMC nhận định: Công tác giải quyết tình trạng bao, lấn chiếm và sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích trong thời gian qua trên địa bàn huyện đã đạt những kết quả bước đầu  khá quan trọng. Trong đó đáng chú ý là hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận, làm cho người dân hiểu được chủ trương của Nhà nước và tự giác chấp hành các biện pháp xử lý trồng rừng theo quy định. Đồng thời, động thái kiên quyết xử lý tình trạng bao, lấn chiếm và sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích của các ngành, các cấp đã tạo thuận lợi cho công tác trồng rừng trong thời gian qua và sắp tới.

Dù vậy, hiện huyện DMC cũng còn gặp một số khó khăn như: Danh sách các hộ vi phạm mà chủ rừng bàn giao cho huyện (do Xí nghiệp trắc địa bản đồ 305 thực hiện) không đầy đủ và chưa chính xác. Cụ thể là có nhiều diện tích trong số đó không xác định được họ tên người sử dụng; một số diện tích có họ tên nhưng không chính xác do đã sang nhượng nhiều lần, qua nhiều chủ khác nhau; Việc triển khai thống kê, lập danh sách hộ vi phạm gặp nhiều khó khăn do có nhiều hộ không cư trú tại địa phương, dẫn đến mất nhiều thời gian; Công tác vận động chặt bỏ cao su thực hiện không theo thiết kế trồng rừng gặp nhiều khó khăn do các hộ vắng nhà hoặc cố tình tránh mặt, có trường hợp ký cam kết nhưng lần lựa trì hoản, kéo dài thời gian, không hợp tác.

Mặt khác, nhận thức của một số cán bộ về giải quyết đất lâm nghiệp bị bao chiếm và sử dụng không đúng mục đích chưa “chín”, chưa nghiên cứu các văn bản chỉ đạo nên trong xử lý còn sai sót, ngại đụng chạm, để kéo dài. Diện tích tiểu khu 63 không lớn nhưng công tác quản lý của chủ rừng về tình trạng bao, lấn chiếm lâu nay chưa có sự phối hợp chặt chẽ với địa phương, hồ sơ các hộ có đất sản xuất ở tiểu khu 63 còn lỏng lẻo, chưa xác định được chủ hộ và diện tích cụ thể. Do đó, tiến độ giải quyết tình trạng bao lấn chiếm sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích trên địa bàn huyện còn chậm so với kế hoạch.

Theo kế hoạch, trong năm 2011, huyện DMC sẽ triển khai thực hiện quyết liệt việc xử lý thu hồi đất lâm nghiệp bị bao chiếm, sử dụng không đúng mục đích để trồng rừng. Trong đó có việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, xử lý hành chính đối với các hộ cố tình không chấp hành việc giao đất, chặt cây trồng trái mục đích để trồng rừng (năm 2010, có trên 30 trường hợp bị huyện ban hành quyết định xử lý hành chính trong lĩnh vực này).

ĐÌNH CHUNG

 

 

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục