Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
​Bác giám định tâm thần, tòa tuyên kẻ giết người tù chung thân
Thứ bảy: 08:33 ngày 15/07/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Hội đồng xét xử nhận định hành vi của Nguyễn Phương Anh là một quá trình hoàn toàn tỉnh táo, tinh ranh và táo bạo nên đã tuyên phạt tù chung thân về hai tội “giết người”, “cướp tài sản”.

Bị cáo Nguyễn Phương Anh tại tòa ngày 14-7 - Ảnh: ĐÔNG HÀ.

​Ngày 14-7, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên phạt Nguyễn Phương Anh (25 tuổi, hộ khẩu thường trú đường 30-4, phường 12, TP Vũng Tàu) tù chung thân về hai tội “giết người”, “cướp tài sản”. 

Vụ án này xảy ra từ tháng 11-2012 nhưng đến nay mới được xét xử vì quá trình điều tra, bị cáo này được xác định bị “rối loạn cảm xúc”, phải nhập viện tâm thần điều trị.

Giết người dã man

Trước đó, ngày 20-11-2012, tại một căn hộ ở chung cư Lakeside, phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu, Nguyễn Phương Anh đã dùng dao Thái Lan đâm 23 nhát vào bà Đặng Thị Hồng (sinh năm 1946) để cướp nhẫn vàng, bông tai vàng và máy tính xách tay.

Thủ đoạn và phương thức thực hiện hành vi của Phương Anh rất chặt chẽ và có tính toán. Đó là giả vờ đóng vai người giao hoa cho con dâu bà Hồng (con dâu bà Hồng là giáo viên).

Tại phiên tòa ngày 14-7, Phương Anh khai rất chi tiết và chính xác như đã từng khai với cơ quan điều tra. Hội đồng xét xử nhận định hành vi của bị cáo là một quá trình hoàn toàn tỉnh táo, tinh ranh và táo bạo.

Nhưng trước đó trong quá trình điều tra, ngày 4-1-2013, bà Lê Thị Lệ (mẹ của Nguyễn Phương Anh) có đơn cho rằng trước đó Nguyễn Phương Anh bị tai nạn giao thông, có nhiều biểu hiện bất thường nên yêu cầu giám định pháp y tâm thần đối với con mình.

Đến ngày 28-2-2013, Viện Giám định pháp y tâm thần trung ương - phân viện phía Nam (nay là Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa) kết luận về pháp luật, tại thời điểm gây án “đương sự có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi nhưng bị hạn chế do bệnh”.

Còn tại thời điểm giám định, cơ quan này cũng kết luận rằng Phương Anh “chưa đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi để tiếp tục làm việc với cơ quan pháp luật”, và đề nghị cần được điều trị một thời gian, khi ổn định sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan pháp luật.

Ngày 2-4-2013, Phương Anh bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Sau gần bốn năm điều trị, ngày 10-3-2017, Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa kết luận Nguyễn Phương Anh đã ổn định, không cần thiết điều trị bắt buộc nữa.

[​Bác giám định tâm thần, tòa tuyên kẻ giết người tù chung thân]
Người nhà bị hại cùng di ảnh bị hại tại tòa sáng 14-7 - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Không chấp nhận kết quả giám định

Tại phiên tòa ngày 14-7, hội đồng xét xử đã hỏi kỹ để làm rõ “Phương Anh có bị hạn chế do bệnh trước và trong khi thực hiện hành vi phạm tội hay không?”.

Tòa đã triệu tập sáu người trong hội đồng giám định pháp y tâm thần nhưng ra tòa chỉ có hai người là ông Nguyễn Thành Quang - trưởng khoa bắt buộc chữa bệnh và ông Nguyễn Ngọc Lan - phó trưởng khoa bắt buộc chữa bệnh.

Trả lời câu hỏi hội đồng xét xử xung quanh những cơ sở, chứng cứ để tiến hành giám định, cả hai ông này đều trả lời vòng vo và có khi im lặng.

Đáng chú ý, căn cứ để tiến hành giám định chỉ dựa vào lời khai của mẹ Phương Anh, rằng Phương Anh có bị tai nạn giao thông vào đầu năm 2012 làm xây xát người và đầu.

Ngoài ra còn có một biên bản xác minh tại tổ dân phố có nói rằng “sau khi bị tai nạn, Phương Anh không hòa nhập với mọi người”.

Chủ tọa Tạ Quốc Việt hỏi giám định viên Quang “Vậy có hồ sơ tai nạn không?”. Ông Quang trả lời “Dạ, không có, chỉ dựa vào lời khai”. Còn giám định viên Nguyễn Ngọc Lan hầu như không nói gì khi được chủ tọa chỉ ra những điều bất hợp lý khi cho tiến hành giám định.

Hội đồng xét xử nhận định với những chứng cứ như trên, theo luật, cơ quan giám định có quyền từ chối giám định.

“Những căn cứ này không thể kết luận trước và trong khi phạm tội bị cáo bị hạn chế năng lực do bệnh. Do đó, tòa không chấp nhận kết luận giám định”, chủ tọa Tạ Quốc Việt khẳng định.

Giám định viên dự tòa nửa chừng bỏ về

Theo danh sách triệu tập của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sáu giám định viên ra tòa ngày 14-7 gồm: Bùi Thế Hùng, Nguyễn Thành Quang, Đường Khắc Tám, Nguyễn Hữu Tý, Nguyễn Ngọc Lan và Trần Hữu Hà.

Thế nhưng ra tòa chỉ có ông Quang và ông Lan. 

Đáng chú ý, hai ông này gần 9h mới có mặt, làm tòa xét xử trễ. Chưa hết, sau buổi sáng xét hỏi xong, buổi chiều sang phần tranh luận thì hai giám định viên này đã bỏ về. 

Nguồn TTO

Tin cùng chuyên mục