Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
​Iran sẽ phủ quyết đề xuất OPEC tăng sản lượng
Thứ ba: 08:56 ngày 19/06/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Phát biểu trước báo giới, ông Ardebili nêu rõ: "Nếu Saudi Arabia và Nga muốn tăng sản lượng, điều này cần phải có sự đồng thuận. Nếu hai nhà sản xuất này muốn đơn phương hành động, điều này vi phạm thỏa thuận hợp tác". Ông Ardebili khẳng định, ba nước sáng lập OPEC sẽ cùng nhau ngăn cản hành động của Saudi Arabia và Nga.

Đại diện của Iran tại Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), ông Hossein Kazempour Ardebili thông báo, Iran cùng với Venezuela và Iraq sẽ phủ quyết đề xuất của Saudi Arabia về việc tăng sản lượng khai thác của OPEC tại cuộc họp sắp tới của khối vào ngày 22/6 tới tại Vienna (Áo). 

Các thành viên OPEC dự kiến sẽ có cuộc họp về chính sách sản lượng vào ngày 22/6 tại Vienna để thảo luận đề xuất chấm dứt thỏa thuận giảm sản lượng mà các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đạt được hồi đầu năm 2017 với mục tiêu cân bằng cung - cầu và vực dậy giá dầu trên các thị trường quốc tế. 

Đại diện của Iran tại Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), ông Hossein Kazempour Ardebili thông báo Iran cùng với Venezuela và Iraq sẽ phủ quyết đề xuất của Saudi Arabia về việc tăng sản lượng khai thác của OPEC. 

Hôm 14/6, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak thông báo, OPEC và các nhà sản xuất ngoài khối có thể cân nhắc khả năng tăng sản lượng thêm 1,5 triệu thùng/ngày để bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung từ Venezuela và Iran theo dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Tuy nhiên, Iran lại cho rằng, quyết định tăng sản lượng của Saudi Arabia và Nga đang chịu tác động trước các chính sách của Mỹ trong khu vực. 

OPEC, Nga và một số nhà sản xuất khẩu dầu thô lớn ngoài OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng tổng cộng 1,8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2017 đến hết năm 2018, nhằm giải quyết tình trạng dư thừa cung trên thị trường và vực dậy giá dầu, vốn giảm mạnh từ mức 110 USD/thùng hồi giữa năm 2014 xuống còn 30 USD/thùng vào năm 2016.

Sau gần 18 tháng thực hiện, thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đã có hiệu ứng tích cực, đẩy giá dầu lên cao và từng có lúc chạm ngưỡng 80 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 11/2014. 

Tuy nhiên, trước những lo ngại về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trên thị trường, hai nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt của thế giới là Saudi Arabia và Nga tuyên bố cân nhắc khả năng bơm thêm dầu.

Mới đây, IEA cũng cảnh báo thế giới có thể đối mặt với nguy cơ nguồn cung hạn hẹp vào cuối năm 2019 nếu OPEC không có bất cứ động thái nào nhằm khắc phục tình trạng này.

Nguồn baoquocte

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục