Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
10.000 binh sĩ Trung Quốc và Nga tập trận
Thứ hai: 15:13 ngày 09/08/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Hơn 10.000 binh lính Trung Quốc và Nga hôm nay bắt đầu tham gia đợt tập trận chung tại căn cứ huấn luyện chiến thuật phối hợp ở khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ.

Binh sĩ Nga và Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh: Xinhua

Đây là cuộc tập trận chung đầu tiên mà Trung Quốc tổ chức kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu tấn công. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng, đợt tập trận kéo dài 5 ngày tập trung vào hoạt động chống khủng bố và an ninh, nhưng cũng sẽ liên quan đến việc thành lập một trung tâm chỉ huy chung và nâng cao khả năng trinh sát chung, cảnh báo sớm, tác chiến điện tử và tấn công phối hợp.

Tháng tới, Trung Quốc tiếp tục cùng Nga và các nước Ấn Độ, Pakistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, TH hợp tác Thượng Hải (SCO). Đợt tập trận mang tên “Sứ mệnh hòa bình 2021” sẽ diễn ra ở thao trường Donguz của vùng Orenburg, miền tây nam nước Nga.

Các hoạt động này diễn ra sau một giai đoạn Bắc Kinh và Mátxcơva hạ cấp hoạt động tập trận chung vì đại dịch, ông Vasily Kashin, một chuyên gia về quân sự và Trung Quốc tại Trường Kinh tế sau đại học ở Mátxcơva, cho biết. Nhưng trong lúc đại dịch xảy ra, Trung Quốc vẫn tham gia cuộc tập trận chỉ huy chiến lược Kavhaz-2020 ở Nga.

Đó là cuộc tập trận chiến lược lần thứ ba của Nga mà Trung Quốc tham gia. “Có thể chờ đợi một thời điểm nào đó, Nga sẽ tham gia những hoạt động tương tự trên đất Trung Quốc”, ông Kashin nói với báo SCMP.

Nga và Trung Quốc định kỳ tổ chức các cuộc tập trận song phương hoặc đa phương kể từ năm 2005. Thời điểm đó, quân đội Trung Quốc lần đầu cử 8.200 binh lính tham gia chương trình “Sứ mệnh hòa bình” năm 2005 cùng 2.000 binh lính Nga.

Hai nước cũng tổ chức nhiều chương trình tương tác khác, bao gồm chương trình tập trận chung trên biển thường niên kể từ năm 2012, và “Sứ mệnh hòa bình” năm 2007 được mở rộng thành hoạt động tập trận chỉ huy và chống khủng bố với sự tham gia của 6 thành viên SCO.

Quan hệ ngày càng xấu với Mỹ cũng như mối bận tâm chung về tình hình bất ổn ở Trung Á kéo quân đội hai nước xích lại gần nhau. “Họ cũng gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến Mỹ về khả năng tương tác và sẵn sàng phối hợp với nhau, để tạo thành sức mạnh răn đe”, ông Kashin nói.

Nguồn TPO

Tin cùng chuyên mục