Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
7 xu hướng thương mại điện tử năm 2024
Thứ ba: 09:14 ngày 05/12/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Theo nhận định của PGS.TS Lê Trọng Vĩnh (Đại học KHTN), tổng giá trị của thương mại điện tử (TMĐT) có thể xấp xỉ 7 nghìn tỷ USD vào năm 2024. Có 7 xu hướng TMĐT đáng lưu ý trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Ứng dụng thực tế ảo VR, thực tế ảo tăng cường AR . Công nghệ thực tế ảo VR, thực tế ảo tăng cường AR xuất hiện đã giải quyết một trong những vấn đề lớn nhất khi mua sắm trực tuyến giúp người mua hàng kiểm chứng hàng hóa như thể họ đang ở trong shop.

Với những TMĐ bán các mặt hàng cần chú trọng màu sắc, kích thước sản phẩm thì VR, AR chính là sự cứu cánh cùng với sự bùng nổ bán hàng trực tuyến của thị trường Trung Quốc.

Bán hàng trực tuyến đang ngày càng phát triển. Ảnh KTS.

PGS.TS Lê Trọng Vĩnh cho biết: việc tích hợp công nghệ AR,VR sẽ giúp tăng khả năng trải nghiệm cho khách hàng, các sàn TMĐT giảm tỷ lệ trả lại sản phẩm, giúp các sàn có thể tăng 10-15% doanh thu. Nhưng với số chi phí đầu tư 15-20 triệu USD để có một sàn TMĐT có tính năng này thì liệu trong năm 2024, có sàn thương mại nào của Việt Nam “trình làng” hay VR, AR không vẫn là vấn đề đang bỏ ngỏ.

Với khảo sát của Google, 60% người mua hàng cho biết video trực tuyến đã mang đến cho họ ý tưởng hoặc nguồn cảm hứng để mua hàng và khoảng 50% người mua sắm trực tuyến phản ánh là các sản phẩm trông không giống mẫu khi họ nhận được. “Rất có thể, năm 2024 các sàn TMĐT Việt sẽ lựa chọn phát triển hình thức quảng bá sản phẩm qua video, được coi tiết kiệm chi phí hơn ứng dụng VR, AR” Thạc sĩ CNTT Phạm Trung Thành nhận định.

Mua sắm bằng giọng nói. Với sự phát triển của trợ lý giọng nói kỹ thuật số như Alexa, chỉ cần nói những gì cần tìm trực tuyến vào micrô và sau đó xem các tùy chọn có sẵn được trình bày sẽ mang lại cho bạn nhiều lựa chọn. Thay vì thao tác tay trên giao diện ứng dụng di động, người dùng chỉ cần nói để thực hiện các tác vụ chọn hàng mua sắm, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, hoặc thậm chí là thanh toán thẻ tín dụng, khóa thẻ tín dụng...Sự tiện lợi này đặc biệt quý giá đối với những người khuyết tật hoặc những người ưa thích trải nghiệm mua sắm trực quan và dễ dàng.

Sàn TMĐT tích hợp công nghệ AR,VR sẽ giúp tăng khả năng trải nghiệm cho khách hàng, các sàn TMĐT giảm tỷ lệ trả lại sản phẩm, giúp các sàn có thể tăng 10-15% doanh thu. Ảnh TA

Các sàn TMĐT không triển khai công nghệ nhận dạng giọng nói sẽ bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh. Một số ví dụ nổi tiếng nhất về công cụ tìm kiếm bằng giọng nói như là Siri của Apple, Alexa của Amazon, Cortana của Microsoft và Trợ lý Google.

Chatbot và tự động hóa tiếp thị. Đang có xu hướng giảm lao động bán hàng trực tiếp và thay thế bằng chatbot để các doanh nghiệp cắt giảm chi phí, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải đầu tư dài hạn. Chatbots hoạt động 24/7 và phản hồi khách hàng ngay lập tức. Nó cũng có thể thực hiện nhiều cuộc trò chuyện cùng một lúc, đó là điều mà một người bán hàng không thể làm được.Chatbots cũng dựa trên trí tuệ nhân tạo, nghĩa là chúng cũng cần thời gian thực để “học việc” trả lời tốt hơn các vấn đề khách hàng đòi hỏi. Mọi thứ trong tay AI chưa phải là một lựa chọn tốt nhất trong năm 2024, bạn vẫn sẽ cần người quản lý hệ thống để đảm bảo mọi thứ đều ổn.

Chatbot giúp việc hỗ trợ tự động tiếp thị khách hàng của các doanh nghiệp thuận lợi hơn. Các doanh nghiệp có thể tự động tạo các chiến dịch gửi email đến danh sách khách hàng của mình thay vì làm thủ công.

Mua sắm trên thiết bị di động sẽ lên ngôi. Ảnh CNN

Mua sắm trên thiết bị di động. Theo Statista, ngày nay phần lớn người dùng Internet sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng thay vì thiết bị máy tính để bàn. Đối với nhiều người, không cần đầu tư vào máy tính khi bạn có thể làm hầu hết mọi thứ bạn cần trên điện thoại di động, bao gồm cả mua sắm. Điều này bắt buộc các chủ doanh nghiệp thương mại điện tử phải đảm bảo rằng trang web của mình phải tối ưu hóa cho thiết bị di động.

Chính sách bán hàng xanh. Các sàn TMĐT có chính sách kinh doanh xanh, thân thiện với môi trường sẽ nhận được điểm thưởng từ khách hàng của mình. Ngày nay, người ta chú trọng nhiều đến tuổi thọ của hành tinh chúng ta và cách chúng ta có thể bảo vệ nó. Theo đó, chúng ta cần quan tâm: Phương thức giao hàng thân thiện với môi trường;Bao bì thân thiện với môi trường; Truyền bá nhận thức cho người bán, người mua;Đóng góp bảo vệ môi trường.

Thương mại xã hội. Kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội đang phát triển nhanh, rất nhiều người sử dụng Facebook, Instagram và các mạng phổ biến khác cũng như cách các thương hiệu khác nhau sử dụng mạng xã hội để quảng cáo hàng hóa và dịch vụ. Facebook là công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ mua sắm trực tiếp trên mạng xã hội. Thay vì đặt URL vào bài đăng và yêu cầu người mua hàng truy cập trang đích, giờ đây doanh nghiệp có thể bán hàng trực tiếp trên mạng xã hội, loại bỏ đơn vị quảng cáo trung gian.

Tiếp thị người ảnh hưởng KOLs. Dùng người nổi tiếng để tiếp thị sản phẩm là một phương pháp quảng cáo phù hợp cho các doanh nghiệp TMĐT đang tìm cách thu hút khách hàng mới. Hiện có rất nhiều nền tảng khác nhau, từ Facebook và Instagram đến YouTube và Twitch TV nên việc tìm kiếm người có ảnh hưởng phù hợp không phải là vấn đề.

Nguồn KT&ĐT

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục