Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Ai giúp tạo ra việc làm khi công nghệ thay thế sức người?
Thứ sáu: 14:07 ngày 10/11/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Với sự bùng nổ của công nghệ, kỹ thuật số, công việc nào của tương lai, những ngành nghề nào sẽ biến mất? Vai trò của những người tạo ra việc làm là gì?

Phiên thảo luận chủ đề "những người tạo ra công việc mới" trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp (CEO Summit) sáng 9-11 - Ảnh: HOÀNG ĐÌNH NAM

Ngày 9-11, phiên thảo luận đầu tiên trong ngày thứ 2 của Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 (CEO Summit) có chủ đề Những người tạo công việc mới.

Ông Ning Tang, chủ tịch Công ty CreditEase, khẳng định nền kinh tế Trung Quốc đang thay đổi mạnh mẽ gắn với tầng lớp trung lưu tăng nhanh. 

Hiện tại ông nói có khoảng 250 triệu người trung lưu ở Trung Quốc, là tầng lớp người giàu mới nổi, cần những dịch vụ tư vấn, đặc biệt là tư vấn tài chính cho quản lý tài, chi tiêu của mình.

Công nghệ làm biến mất những công việc truyền thống mới nhưng lại tạo ra những cơ hội mới, chẳng hạn như ngành dịch vụ và các công việc dựa trên kỹ năng"

Ông Ning Tang, chủ tịch Công ty CreditEase

Ông Tang lấy ví dụ ở Mỹ khi nhiều người lo ngại việc giao dịch ngân hàng trên mạng sẽ khiến mất nhiều việc làm nhưng thực ra điều đó lại tạo ra rất nhiều công việc khác. 

"Chúng ta có Chatbot, nhưng tôi nghĩ là công nghệ đó sẽ thay thế con người tư vấn, công nghệ chỉ giảm thiểu thời gian, bổ trợ cho công việc của con người", ông Ninh Tang nói. 

Vị doanh nhân này lấy thêm một ví dụ khác về ngành bảo hiểm, vốn được cho là ngày càng quan trọng với doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng mới. 

"Dù có ý kiến cho rằng công nghệ sẽ khiến công việc bán bảo hiểm biến mất nhưng ngược lại, theo tôi công nghệ sẽ giúp người môi giới bán bảo hiểm tốt hơn, thuyết phục khách hàng hiệu quả", ông Tang nhận định. 

Tổng giám đốc Airbnb ông Nathan Blecharczyk cho rằng công nghệ đã hỗ trợ tích cực cho ngành du lịch, một ngành quan trọng đóng góp vào nền kinh tế thế giới nhưng lại đối mặt với những thách thức lớn đặc biệt vấn đề hạ tầng. 

Theo vị CEO này, thế giới có khoảng 800 triệu khách đi du lịch, chỉ riêng trong nền kinh tế APEC con số này là hơn 50 triệu du khách vì thế du lịch đang trở thành ngành nghề giúp người dân có thu nhập ổn định hơn, tạo ra nhiều việc làm cho người địa phương và tất cả đều xuất phát từ công nghệ.

"Với nhu cầu khổng lồ đó, ngành du lịch không thể quản lý được nếu thiếu công nghệ. Về kinh doanh khách sạn, chúng ta cần sự điều tiết từ chính phủ, chính sách thuế phải rõ ràng hơn khi hàng triệu hàng triệu khách sạn đang mọc lên. Doanh nghiệp phải thích ứng với môi trường đang thay đổi", ông Nathan Blecharczyk nói.

Theo bà Dương Thị Mai Hoa, Tổng giám đốc tập đoàn Vingroup, dù công nghệ khiến các công việc đơn giản biến mất nhưng sự ứng dụng công nghệ sẽ giúp nâng cao năng suất, tìm kiếm thêm nhiều giải pháp tối ưu hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. 

"Chẳng hạn, ở Việt Nam, ngành dệt may, may móc đã thay thế nhiều cho sức lao động con người nhưng cũng có những sản phẩm cần có sự tham gia của con người ví dụ như cái áo dài tôi đang mặc đây", bà Hoa nói.

Vé tham sự APEC CEO Summit lên tới 3.000 USD/người nhưng sự kiện năm nay vẫn thu hút hơn 2.000 các CEO hàng đầu trong và ngoài nước tham dự.

Nhu cầu lớn nhưng do số lượng hội trường có hạn nên ban tổ chức phải giới hạn số lượng đăng ký.

"Có quốc gia đăng ký rất đông, nhưng cuối cùng chúng tôi phải dưới hạn số doanh nghiệp nước đó ở mức 500 người", một thành viên ban tổ chức cho biết.

Nguồn TTO

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục