Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ấn Độ cải cách tài chính: Tìm cách thoát hiểm
Thứ hai: 09:53 ngày 08/07/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa trình dự thảo ngân sách tài khóa 2019-2020 lên quốc hội, trong đó đề xuất các cải cách nhằm đảo ngược đà suy giảm kinh tế và đầu tư vốn, đưa nước này thoát khỏi những luồng gió nóng từ các cuộc chiến thương mại, chủ nghĩa bảo hộ.

Chính phủ Ấn Độ cân nhắc mở cửa cho đầu tư vào lĩnh vực hàng không (ảnh minh họa của Reuters)

Đầu tư giảm mạnh

Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman cho biết, chính phủ có kế hoạch tiến hành một loạt cải cách cấu trúc nhằm kích hoạt đầu tư trong và ngoài nước. Thủ tướng Modi đã đặt mục tiêu tăng quy mô nền kinh tế từ mức ước tính 2.700 tỷ USD hiện nay lên 5.000 tỷ USD vào năm 2024-2025.

Ấn Độ cũng có kế hoạch trở thành một nền kinh tế 3.000 tỷ USD trong tài khóa hiện nay. Tuy nhiên tổ chức nghiên cứu Capital Economics cho biết, mục tiêu trên có đạt được hay không tùy thuộc phần lớn vào việc tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực phải đạt 8%/năm.

Nền kinh tế của Ấn Độ cũng đang vấp phải những trận gió nóng bên ngoài từ các cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ nên tăng trưởng chậm hơn dự kiến, chỉ đạt 5,8% trong quý 2, mức thấp nhất trong 5 năm qua và thấp hơn nhiều so với mức cần thiết để tạo việc làm cho hàng triệu người trẻ bước vào thị trường lao động mỗi tháng. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 6,1% trong tài khóa 2017-2018, mức cao trong nhiều năm qua. Ngoài ra, đề xuất đầu tư mới cho tài khóa 2018-2019 cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 14 năm trở lại đây.

Theo thống kê, tăng trưởng GDP của Ấn Độ trong quý 1 năm 2019 đã giảm xuống 5,8%, mức thấp nhất trong 20 quý. Trong khi đó, tăng trưởng của tài khóa năm ngoái cũng ở mức thấp nhất trong 5 năm là 6,8%. Toàn bộ chỉ số về hoạt động kinh tế như chỉ số sản xuất công nghiệp (II) và doanh số bán ô tô đều giảm mạnh, cho thấy nền kinh tế Ấn Độ đang giảm tốc.

Kích thích trong, thu hút ngoài

Để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định nâng thuế nhập khẩu đối với gần 75 mặt hàng, trong đó có vàng, phụ tùng ô tô, thuốc lá, đồng thời nâng thuế đối với người có thu nhập trong khoảng 20 triệu - 50 triệu rupee (290.000USD - 730.000USD)/năm.

Ấn Độ còn nâng thuế đối với vàng và các kim loại hiếm khác từ 10% lên 12,5%, áp mức thuế 1 rupee/tấn dầu thô nhập khẩu để tăng nguồn thu cho chính phủ liên bang sau khi giá dầu toàn cầu đang hạ nhiệt.

Ấn Độ hiện là nhà nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới. Thông qua việc tăng thuế, Chính phủ Ấn Độ đã đặt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ 3,4% trong tài khóa 2018 xuống 3,3% năm 2019. Đây là dự thảo ngân sách đầu tiên của Chính phủ Thủ tướng Narendra Modi trong nhiệm kỳ thứ hai.

Nhằm khuyến khích đầu tư hiện đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, giới hoạch định chính sách Ấn Độ đã đề xuất trao cho các nhà đầu tư nước ngoài vai trò lớn hơn trong lĩnh vực bảo hiểm và hàng không của nước này. Đây là hai lĩnh vực vốn được Chính phủ Ấn Độ kiểm soát chặt chẽ trong nhiều thập kỷ.

Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman cho biết sẽ cân nhắc mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực hàng không, truyền thông, bảo hiểm thông qua việc tham vấn với các bên liên quan. Trong khi đó, các ngân hàng công của Ấn Độ sẽ được bơm thêm 10,2 tỷ USD để giải quyết nợ xấu.

Nguồn SGGPO

Tin cùng chuyên mục