Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ấn Độ lo ngại người bình phục sau COVID-19 mắc bệnh tiểu đường
Thứ năm: 10:56 ngày 12/08/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Tháng 9/2020, ông Vipul Shah phải dành 11 ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện ở Mumbai (Ấn Độ) để chiến đấu với COVID-19.


Người dân chờ đợi xét nghiệm COVID-19 tại một bệnh viện ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AP

Đài BBC (Anh) cho biết ông Shah không có tiền sử tiểu đường, và được chỉ định dùng steroid để điều trị COVID-19. Steroid hỗ trợ giảm viêm phổi đối với người mắc COVID-19 cũng như dừng tổn thương có thể xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể quá tải trong cuộc chiến với virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến nồng độ đường trong máu ở người mắc COVID-19 cao hơn. Gần một năm sau khi hồi phục, ông Shah (47 tuổi) vẫn phải dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu.

Ông Shah nói: “Tôi biết rằng có nhiều người giống như tôi đang dùng thuốc dành cho bệnh tiểu đường sau khi đã hồi phục từ dịch COVID-19”.

Theo BBC, 1/6 bệnh nhân tiểu đường trên thế giới là người Ấn Độ. Quốc gia này có 77 triệu người mắc bệnh tiểu đường, chỉ đứng sau Trung Quốc với 116 triệu người phải sống chung với căn bệnh này.

Hiện nay, nhiều bác sĩ lo ngại nhiều bệnh nhân hồi phục từ COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ấn Độ đang xếp thứ hai thế giới về số ca mắc COVID-19 với 32 triệu người.

Bác sĩ Rahul Baxi tại Mumbai nói: “Điều gây lo lắng là COVID-19 có thể dẫn đến một làn sóng bệnh tiểu đường tại Ấn Độ”. Ông nói rằng 8-10% bệnh nhân của ông sau khi mắc COVID-19 tiếp tục duy trì nồng độ đường trong máu cao đến vài tháng sau khi đã hồi phục.

Đài BBC (Anh) cho biết ông Shah không có tiền sử tiểu đường, và được chỉ định dùng steroid để điều trị COVID-19. Steroid hỗ trợ giảm viêm phổi đối với người mắc COVID-19 cũng như dừng tổn thương có thể xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể quá tải trong cuộc chiến với virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến nồng độ đường trong máu ở người mắc COVID-19 cao hơn. Gần một năm sau khi hồi phục, ông Shah (47 tuổi) vẫn phải dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu.

Ông Shah nói: “Tôi biết rằng có nhiều người giống như tôi đang dùng thuốc dành cho bệnh tiểu đường sau khi đã hồi phục từ dịch COVID-19”.

Theo BBC, 1/6 bệnh nhân tiểu đường trên thế giới là người Ấn Độ. Quốc gia này có 77 triệu người mắc bệnh tiểu đường, chỉ đứng sau Trung Quốc với 116 triệu người phải sống chung với căn bệnh này.

Hiện nay, nhiều bác sĩ lo ngại nhiều bệnh nhân hồi phục từ COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ấn Độ đang xếp thứ hai thế giới về số ca mắc COVID-19 với 32 triệu người.

Bác sĩ Rahul Baxi tại Mumbai nói: “Điều gây lo lắng là COVID-19 có thể dẫn đến một làn sóng bệnh tiểu đường tại Ấn Độ”. Ông nói rằng 8-10% bệnh nhân của ông sau khi mắc COVID-19 tiếp tục duy trì nồng độ đường trong máu cao đến vài tháng sau khi đã hồi phục.

Nguồn baotintuc

Tin liên quan