Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Ấn tượng mở đầu của tiến trình hợp tác
Thứ hai: 15:42 ngày 09/10/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Chính từ những điểm tương đồng trong lịch sử của một thành phố thủ đô cả nước và một tỉnh nông thôn biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, mà việc Hà Nội - Tây Ninh hợp tác phát triển ngày nay càng có ý nghĩa hết sức sâu sắc và tình nghĩa vô cùng thắm thiết.

-“Ai đi về Bắc ta đi với,

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng,

Từ thuở mang gươm đi mở cõi,

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”.

-Cao hứng chuyện gì mà ngâm ngợi thi ca nghe có vẻ tâm đắc dữ vậy ông?

-Ðây, ông có đọc được mấy tin này không, tin về các hoạt động giao lưu văn hoá, nghệ thuật của tỉnh mình, trong khuôn khổ hoạt động hợp tác giữa Tây Ninh mình với thủ đô Hà Nội đó!

-À, chuyện đó thì tôi có đọc trên báo in lẫn báo mạng, nhưng mà…

-Nhưng với nhị gì, nghe tin vui như vậy mà ông lại có vẻ băn khoăn là sao?

-Ðâu có gì băn khoăn, chỉ có điều tôi hơi lo là… một tỉnh nông thôn, biên giới chưa giàu mạnh cho lắm như tỉnh mình mà hợp tác phát triển với một thành phố loại đặc biệt trực thuộc Trung ương như Hà Nội, liệu có… khập khiễng lắm không?

-Ậy, suy nghĩ như ông là chưa đúng lắm đâu nghen. Với lại có ai so đo cái gì đâu mà ông sợ là khập khiễng.

-Biết là vậy, nhưng… một thành phố là trung tâm, là trái tim của cả nước, với một tỉnh miền biên ải xa xăm có cái gì tương đồng đâu!

-Vậy là chẳng những ông suy nghĩ chưa đúng đắn, lại còn có vẻ… tự ti nữa. Nếu ông chịu suy nghĩ sâu xa hơn nữa, ông sẽ thấy thành phố Hà Nội và tỉnh Tây Ninh có những điểm tương đồng rất đặc biệt.

Trong lịch sử, suốt quãng thời gian hơn 7 thập niên kể từ khi nước ta độc lập, người và đất Tây Ninh luôn vững vàng trong vị trí tiền tiêu của đất nước. Trong chiến tranh, cả nước luôn hướng về Hà Nội, nơi có Bác Hồ đang ngày đêm lo lắng cho vận mệnh quốc gia, với niềm tin và hy vọng vào một ngày chiến thắng huy hoàng, thống nhất đất nước.

Ðồng thời cũng trong chiến đấu, quân dân miền Nam luôn hướng về đất Tây Ninh, nơi một bộ phận của Ban chấp hành Trung ương Ðảng là Trung ương Cục miền Nam đang đứng chân để lãnh đạo cách mạng miền Nam vùng lên đuổi giặc.

Và nếu như thành phố Hà Nội phải hứng chịu những trận đánh bom dữ dội nhất của quân đội Mỹ, mà cao điểm là trận đánh mệnh danh “Ðiện Biên Phủ trên không” 12 ngày đêm cuối năm 1972; thì đất Tây Ninh cũng phải gồng mình lên chống lại những cuộc hành quân quy mô lớn nhất của quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, điển hình là cuộc hành quân Junction City, tập trung phần lớn quân số và vũ khí các binh chủng của Mỹ tại miền Nam…

Chính từ những điểm tương đồng trong lịch sử của một thành phố thủ đô cả nước và một tỉnh nông thôn biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, mà việc Hà Nội - Tây Ninh hợp tác phát triển ngày nay càng có ý nghĩa hết sức sâu sắc và tình nghĩa vô cùng thắm thiết.

-Tôi nghĩ, dù sao thì… nếu nói đây là sự hợp tác phát triển, cũng phải thẳng thắn mà nói rằng việc hợp tác này là thiếu cân đối, bởi một bên là thành phố thủ đô có truyền thống văn vật lâu đời, còn một bên là tỉnh nông thôn biên giới bị tàn phá hết sức nặng nề trong chiến tranh, mới bắt đầu phát triển với xuất phát điểm rất thấp.

-Ông nói như thế cũng không sai, vì vậy tôi nghĩ rằng, tỉnh ta sẽ khởi đầu hợp tác từ những mặt mà Tây Ninh tương đối có tiềm năng. Ðồng thời cũng sẽ hợp tác trên các lĩnh vực tỉnh đang tập trung để đột phá.

Chẳng hạn như xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; hay là đầu tư phát triển kinh tế du lịch mà chuyến “mang chuông ra tận thủ đô” kỳ này chính là một động thái quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh, ấn tượng quá đấy chứ!

BÀN DÂN

Tin cùng chuyên mục