Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Ba giải pháp thu hút tư nhân tham gia PPP
Thứ sáu: 18:06 ngày 30/06/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng tại TP.HCM quá lớn nhưng nguồn vốn lại thiếu trầm trọng, nên hình thức đối tác công - tư (PPP) được xem là giải pháp chủ đạo để giải quyết vấn đề hóc búa này.

Tuy nhiên, muốn đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) theo hình thức PPP tại TP.HCM, trước hết phải minh bạch theo cơ chế đấu thầu để chọn nhà đầu tư (NĐT), đàm phán hợp đồng dự án với một cơ chế chia sẻ rủi ro rõ ràng giữa Nhà nước, NĐT và thành phố có đủ nguồn lực để tài trợ cho phần tham gia nhằm đảm bảo tính khả thi tài chính.

Nhiều dự án CSHT ở TP.HCM hấp dẫn, vì nhu cầu và khả năng chi trả của người sử dụng, là cơ sở để nhiều NĐT xin tham gia.

Do đó, thay vì NĐT được chỉ định theo cơ chế xin - cho, cần đấu thầu công khai để chọn các NĐT có năng lực, vừa tiết kiệm vốn tham gia của Nhà nước vừa giảm tối đa mức phí mà người sử dụng phải trả sau này.

Ngoài ra, hợp đồng PPP phải xác định rõ các rủi ro của dự án, cụ thể hóa các bên chịu những rủi ro này và có chế tài nếu vi phạm.

NĐT tư nhân góp vốn thực, có năng lực thực thi và quản lý các hợp đồng tổng thầu xây dựng, quản lý - vận hành. Nhà nước giải tỏa, đền bù đất đai, điều chỉnh phí sử dụng và các hình thức đảm bảo, bảo lãnh.

Với những dự án CSHT quy mô lớn, có hiệu quả kinh tế - xã hội nhưng không khả thi về tài chính, đòi hỏi chi phí đền bù giải tỏa cao nếu được thực hiện theo cơ chế PPP, Nhà nước phải tham gia tài trợ một phần vốn đầu tư. Vấn đề là tìm vốn ở đâu?

Nguồn vốn mà TP nên xem xét là từ trái phiếu công trình do UBND TP.HCM phát hành, được đảm bảo bằng giá trị quyền sử dụng đất từ những quỹ đất công được xác định rõ (ưu tiên đất gắn liền hay chịu tác động tích cực từ sự ra đời và đi vào vận hành của dự án), chứ không phải đảm bảo bằng ngân sách nhà nước. Nguồn vốn này được dùng để tài trợ cho phần tham gia của Nhà nước trong dự án PPP.

Khi dự án gần hoàn thành, quyền sử dụng đất (mà giá trị sẽ tăng theo thời gian, đặc biệt là đất gắn với dự án) sẽ được bán đấu giá công khai, minh bạch. Số tiền thu về sẽ dùng để hoàn trả nợ gốc và lãi của trái phiếu công trình.

Với cơ chế trên, đất sẽ được khai thác với giá trị phản ánh đúng giá trị thị trường, toàn bộ giá trị thu về được dùng cho việc tạo dựng CSHT kinh tế và xã hội vì lợi ích chung của người dân, doanh nghiệp và NĐT.

Việc áp dụng cơ chế này cũng sẽ khắc phục được rất nhiều điểm yếu của hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng) mà việc định giá đất không căn cứ theo giá thị trường hay năng lực tài chính không đảm bảo của chủ đầu tư.

Dự án đầu tư công cũng có thể dùng hình thức trên với vốn huy động từ trái phiếu công trình có thể tài trợ 100% hay một phần tổng mức đầu tư của dự án.

Đặc điểm trái phiếu công trình không được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước là yếu tố quan trọng để cho hình thức huy động vốn này không làm tăng nợ công.

TP.HCM cần kiến nghị với trung ương cho phép không tính dư nợ trái phiếu công trình được bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất vào nợ công và mức dư nợ vay của ngân sách địa phương, giới hạn ở tỉ lệ 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.

Nguồn TTO

Tin cùng chuyên mục