Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Cuộc đấu tranh vì chân lý và sự thật
Bài 1 Vấn đề dân chủ trong văn kiện Đại hội XI của Đảng
Thứ sáu: 20:52 ngày 22/11/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Dân chủ luôn là vấn đề lớn được đề cập trong văn kiện của các đại hội Đảng ta. Trong suốt quá trình đổi mới đất nước, nhận thức về dân chủ của Đảng ta ngày càng hoàn thiện, đã trở thành chủ trương, chính sách và đi vào thực tiễn cuộc sống.

Việt Nam đang đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước diễn biến khó lường cùng những khó khăn, phức tạp trong đời sống xã hội, nhất là sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa, hoang mang, dao động, giảm sút niềm tin vào chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội...

Trong khi đó, các thế lực thù địch không ngừng thực hiện âm mưu và hoạt động “diễn biến hoà bình” nhằm chống phá Đảng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa. Do vậy, ngày 22.10.2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW, đặt ra nhiệm vụ cấp thiết tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Chủ đề của Đại hội Đảng lần thứ XI là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Dân chủ luôn là vấn đề lớn được đề cập trong văn kiện của các đại hội Đảng ta. Trong suốt quá trình đổi mới đất nước, nhận thức về dân chủ của Đảng ta ngày càng hoàn thiện, đã trở thành chủ trương, chính sách và đi vào thực tiễn cuộc sống.

Dân chủ - động lực cho sự phát triển

Tháng 7.2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho ra mắt cuốn sách “Chân lý và sự thật” của tác giả Vũ Hoàng Công, tập hợp 25 bài chính luận của tác giả viết trong những năm gần đây nhằm trao đổi và làm rõ các giá trị bền vững của chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Sách còn phân tích thành tựu không thể phủ nhận trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có những thành tựu về dân chủ, quyền con người, tự do thông tin, tôn giáo, đổi mới chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng... Luận giải, làm rõ những vấn đề cuốn sách đặt ra vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và mang tính thời sự, đóng góp một tiếng nói bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và hoàn thiện chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới.

Tác giả cuốn sách nêu, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày càng được phát triển, mở rộng, trở thành động lực cho sự phát triển đất nước. Dù còn những nhược điểm như Đảng tự đánh giá: “Quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ”, hoặc “quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Không ít trường hợp, việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức hoặc bị lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội”, song những thành tựu trong phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là không thể phủ nhận được. Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới nói chung, đổi mới hệ thống chính trị nói riêng đã được các Đại hội lần thứ VII, VIII, IX, X của Đảng xác định, công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, việc thực hiện dân chủ ở nước ta đã có bước tiến rõ rệt, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và được dư luận quốc tế thừa nhận. Đánh giá thành tựu về thực hiện dân chủ sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 và 5 năm nhiệm kỳ khoá X, Đảng khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố. Đảng và Nhà nước tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ, bảo đảm lợi ích của nhân dân, vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức... Các cấp uỷ đảng, chính quyền lắng nghe, tăng cường đối thoại với các tầng lớp nhân dân, tôn trọng các loại ý kiến khác nhau. Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức và xã hội được mở rộng, nâng cao; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn”. Trên cơ sở lý luận Marxist, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm về dân chủ đã được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng khoá trước, thành tựu và những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh, văn kiện của Đại hội XI đã thể hiện một hệ thống những quan điểm lý luận về dân chủ vừa có tính nguyên tắc chung, vừa có tính thực tiễn ở tầm chủ trương, chính sách cụ thể. Có thể nhận thấy một số khía cạnh cơ bản của vấn đề dân chủ như sau:

Dân chủ với nghĩa dân là chủ, dân làm chủ, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ ra quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội, trong đó dân chủ có một vị trí xứng đáng hơn: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

So với Đại hội lần thứ X và các đại hội khoá trước của Đảng, vị trí của dân chủ được đặt lên trước như là một tiền đề, điều kiện để có công bằng, văn minh. Nhận thức về vị trí của dân chủ như vậy là điểm phát triển mới của Đảng ta về vai trò, ý nghĩa của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 cũng xác định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực”. Trên quan điểm đó, Đảng chủ trương xây dựng nền dân chủ như một nội dung quan trọng trong quá trình phát triển đất nước trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 và trong kế hoạch 5 năm 2011-2015.

Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân

Trong 8 phương hướng xây dựng đất nước thể hiện trong Cương lĩnh, Đảng xác định: “Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất”; Bảy là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

Nền dân chủ là một tổng thể bao gồm các quyền, các thể chế và cơ chế chính trị được bảo đảm về mặt pháp lý. Với tư cách là quyền công dân, dân chủ cũng là nghĩa vụ công dân. Công dân hưởng thụ quyền làm chủ và ngược lại phải thực hiện quyền đó như nghĩa vụ. Quyền dân chủ phải đi đôi với trách nhiệm công dân với đất nước, không chấp nhận việc lợi dụng dân chủ để phá rối trật tự, kỷ cương, pháp luật, làm hại đến an ninh quốc gia và lợi ích của nhân dân. Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 viết: “Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”. Hiến pháp năm 1992 và các điều sửa đổi, bổ sung trong những năm qua cùng với hệ thống pháp luật, đặc biệt là các luật và văn bản dưới luật về bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, về khiếu nại, tố cáo, về thông tin... đã thể hiện cụ thể quyền dân chủ của công dân, thể hiện trong các hành vi bầu cử, tham gia xây dựng nhà nước và giám sát nhà nước. Những sửa đổi về Hiến pháp chắc chắn sẽ có những quy định thể hiện rõ hơn nữa tinh thần dân chủ mà văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nêu lên. Với tư cách là các thể chế và cơ chế chính trị, dân chủ được thể hiện trong hoạt động của hệ thống chính trị, trong mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.

Việt Đông

(còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục