Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Trung ương Cục miền Nam-chiến khu Bắc Tây Ninh: Sáng tạo không ngừng trong kháng chiến, đổi mới phát triển trong hoà bình
Bài 2: Người lính Cụ Hồ và đại công trình thuỷ lợi
Thứ sáu: 00:21 ngày 29/04/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Việc xây dựng thành công hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng, do người lính Cụ Hồ Đặng Văn Thượng quyết tâm xây dựng cho kỳ được trong những năm cực kỳ khó khăn thời mới giải phóng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Có thể nói, tỉnh Tây Ninh có được cuộc sống no ấm hôm nay phần lớn là nhờ hiệu ích đem lại từ “đại công trình thuỷ nông” này.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần về thăm Tây Ninh. Người ngồi bên trái ảnh là ông Phan Văn- nguyên lãnh đạo Báo Tây Ninh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; người ngồi bên phải Tướng Võ Nguyên Giáp là ông Đặng Văn Thượng- nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh. Ảnh tư liệu Đ.H.T

Không phải ngẫu nhiên, lịch sử có sự an bài rất đặc biệt cho mảnh đất Tây Ninh. Từ sau ngày giải phóng 30.4.1975, chính những người lính Bác Hồ từng chiến đấu chống thực dân, đế quốc xâm lược Mỹ, bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng trên vùng chiến khu Bắc Tây Ninh đã trở lại làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới và xây dựng, tái thiết, phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh ngày càng giàu đẹp. Tiêu biểu là hai ông Bùi Thanh Vân (thường gọi là Út Liêm, Trung tướng, nguyên Tư lệnh Quân khu 7) và Đặng Văn Thượng (thường gọi là Sáu Thượng, Đại tá, nguyên Chính uỷ Trường Sĩ quan Lục quân II, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh).

Năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông Út Liêm và ông Sáu Thượng là Trưởng đoàn và Chính uỷ Đoàn cán bộ quân sự đầu tiên từ miền Bắc trở về Nam để xây dựng lực lượng Quân giải phóng miền Nam.

Trước đó, tại Thủ đô Hà Nội, trong buổi giao nhiệm vụ cho đoàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao lá cờ Quyết chiến quyết thắng của quân đội ta từng phất cao trong chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 cho ông Sáu Thượng mang về miền Nam kháng chiến chống Mỹ.

Ông Sáu Thượng đã giữ kỹ lá cờ cao cả ấy suốt 6 tháng ròng vượt Trường Sơn về Nam, qua các giai đoạn ông làm nhiệm vụ Chính trị viên Tiểu đoàn 1 đơn vị quân chủ lực đầu tiên, tiền thân của Trung đoàn Q761, Chính uỷ Sư đoàn 9 rồi trao lại cho Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam đưa vào Bảo tàng lịch sử quân đội.

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, ông Út Liêm lúc ấy là Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 được điều về nhận nhiệm vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh; ông Sáu Thượng rời quân đội cũng được Trung ương điu v Tây Ninh nhn nhim v Ch tch U ban nhân dân tnh t đầu năm 1976.

Tuy giặc Mỹ xâm lược đã bị quét sạch khỏi bờ cõi nước ta, nhưng vị tướng vẫn tiếp tục chỉ huy lực lượng vũ trang Tây Ninh chống giặc Pol Pot bảo vệ biên giới tỉnh nhà. Sau cuộc chiến tranh biên giới, Trung tướng Bùi Thanh Vân, tức ông Út Liêm, người An Tịnh, Trảng Bàng, chiến sĩ Hội thề Rừng Rong năm xưa được giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 7.

Còn ông Sáu Thượng vẫn ở lại Tây Ninh để lãnh đạo quê hương căn cứ địa cách mạng từng bước đi lên từ xuất phát điểm gần như con số không. Dấu ấn của ông Sáu Thượng in sâu trên đất Tây Ninh mà mọi người dân Tây Ninh đến nay, sau hơn 40 năm vẫn còn nhớ, đó chính là công trình thuỷ nông lớn nhất nước và nhất cả khu vực Đông Nam Á- hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng - Tây Ninh (nay là hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng - Phước Hoà), thực sự là công trình tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội đã và đang giúp cho nhân dân Tây Ninh vượt khó, xoá nghèo vươn lên cuộc sống ấm no hạnh phúc hôm nay.

Tuy nhiên, “công trình thế kỷ” ấy không phải “thuận buồm xuôi gió” từ đầu mà bước khởi đầu khá gian nan, trắc trở. Nếu như không có sự kiên định, quyết tâm của ông Sáu Thượng thì Tây Ninh đã không thể có được cơ sở vật chất làm nền tảng cho sự phát triển, mà vn mãi là vùng đất khô cn, nng cháy và đến nay t đã thc s sa mc hoá” . Về chuyện này, ông Lê Văn Thanh- nguyên Bí thư Huyện uỷ Châu Thành đã viết trong tập hồi ký “Trên những nẻo đường quê hương” của “Người lính Bác Hồ” Đặng Văn Thượng như sau: “Khi được lệnh của Hội đồng Bộ trưởng do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng và Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi Nguyễn Thanh Bình phổ biến trực tiếp, Thường vụ Tỉnh uỷ họp bàn tuy chưa thống nhất cao, một số đồng chí trong Thường vụ Tỉnh uỷ vẫn giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện”.

Cụm từ “chưa thống nhất cao” của ông Lê Văn Thanh nghe có vẻ không mấy nặng nề. Thực chất, theo lời các ông Phan Khánh và Tô Văn Trường- chuyên gia của Bộ Thuỷ lợi, cũng ghi trong tập hồi ký trên: “…

Phản đối quyết liệt nhất là tỉnh được hưởng lợi: Tây Ninh. Lý do đưa ra là “làm gì có nước mà xây hồ”. Quyết liệt tới mức đã tổ chức nhiều cuộc họp toàn tỉnh, gồm lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện nêu quyết tâm phản đối chủ trương xây dựng hồ Dầu Tiếng. Duy vẫn có người nhiệt liệt ủng hộ chủ trương xây dựng hồ Dầu Tiếng. Đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đặng Văn Thượng.

Bí quyết của ông, về sau thuyết phục được toàn tỉnh là kiên trì đoàn kết, đấu tranh, giữ vững nguyên tắc tổ chức và kỷ luật. Ngày cuối năm 1979, hồ Dầu Tiếng đã được Chính phủ phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật, tương đương báo cáo khả thi, và được khởi công vào ngày 29.4.1981.

Điu rt có ý nghĩa lch s là công trình cơ s vt cht ca ch nghĩa xã hi được xây dng trên vùng chiến khu năm xưa do chính tay Phó Ch tch Hi đồng B trưởng Hunh Tn Phát b nhát cuc đầu tiên ti v trí kênh N4, p Thun Đông, xã Truông Mít, huyn Dương Minh Châu.

Trong khi người Tây Ninh, người miền Nam cũng như nhân dân cả nước và trên thế giới đều biết, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát chính là vị Chủ tịch Chính phủ Cộng hoà miền Nam Việt Nam, được thành lập và ra mắt quốc dân đồng bào ngay tại khu vực Căn cứ Trung ương Cục miền Nam ngày 6.6.1969.

Trong vòng chưa đầy 5 năm, với sự tham gia của các đơn vị cơ giới chủ công của Bộ Thuỷ lợi trên công trường khu vực đầu mối và gần như toàn thể nhân dân trong độ tuổi lao động, riêng thanh niên Tây Ninh đã là 450.000 lượt người, luân phiên ra công trường khu vực kênh mương, công trình thuỷ lợi trải rộng trên phân nửa diện tích tỉnh Tây Ninh cơ bản hoàn thành, tỉnh đã “mở hội đón nước” vào ngày 10.1.1985 để đưa nước về đồng, tưới cho diện tích sản xuất vụ Đông Xuân năm ấy.

Thế là hiện thực đã có lời đáp cho nỗi hoài nghi “nước đâu mà xây hồ, đào kênh” những năm trước. Trên đồng đất khô cháy của chiến khu Dương Minh Châu ngày nào, nay đã có được công trình cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là hồ nước nhân tạo có diện tích mặt hồ rộng đến 27.000 ha, dung tích 1,58 tỷ mét khối nước ở cao trình 24,4m; hệ thống kênh mương tổng chiều dài 1.500km đủ khả năng cung cấp nước tưới cho 172.000 ha đất canh tác của tỉnh Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An; cung cấp nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất công nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành này với công suất lên đến 3,7 triệu mét khối/ngày.

Đồng thời, hồ Dầu Tiếng còn có khả năng đẩy mặn cho hai dòng sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông sâu xuống hạ lưu hàng chục ki-lô-mét vào mỗi mùa khô hạn, nước biển dâng ngập mặn. Đặc biệt, ven hồ còn có vùng bán ngập hơn 4.000 ha đầy nắng quanh năm để làm điện mặt trời.

Quy hoạch cụm nhà máy điện mặt trời hồ Dầu Tiếng với quy mô lớn nhất Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện quốc gia với tổng công suất 2.000 MW.

Tính đến nay, trên vùng bán ngập hồ Dầu Tiếng thuộc hai huyện Tân Châu và Dương Minh Châu có hàng chục dự án điện mặt trời với 4 nhà máy đã đi vào hoạt động trên diện tích 500 ha, với công suất 420 MW, chính thức hoà lưới điện quốc gia từ tháng 6.2019, cung cấp 688 triệu kWh/năm, bằng mức tiêu thụ điện hằng năm của 320.000 hộ gia đình.

Khi công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng mới hoàn thành, cùng với niềm vui thắng lợi bước đầu mở ra lợi ích nhiều mặt cho tỉnh nhà và các tỉnh, thành lân cận, lãnh đạo và nhân dân Tây Ninh vẫn không khỏi có điều băn khoăn, ray rứt.

Đó là vic h nước ngt khng l này có đầu ngun xut phát t cc Bc tnh Tây Ninh, và mt h trải rộng đến một phần ba khu vực chiến khu xưa, nhưng khi hồ hoàn thành giai đoạn 1 thì hai huyện Tân Biên, Tân Châu, địa phương chiếm trọn vẹn diện tích vùng Bắc Tây Ninh lại gần như không được hưởng lợi ích.

Bởi lẽ hai hệ thống kênh chính là kênh Đông và kênh Tây đều đưa nguồn nước ngọt lành về phía Tây và phía Nam, không có dòng kênh nào “chảy ngược” lên nguồn (!). Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau ngày công trình thuỷ lợi hoàn thành, quá trình vận hành hoạt động công trình cho thấy, hồ Dầu Tiếng nằm ở vị trí có địa thế thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và khi mặt nước hồ ứng với cao trình thiết kế thì hoàn toàn có thể tạo dòng chảy cho nguồn nước “đi ngang”.

Thế là thêm hệ thống kênh Tân Hưng dài 30km ra đời, đưa nước hồ qua xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, đưa nước tự chảy về tận khu vực xã Mỏ Công (cũ), nay là ba xã Trà Vong, Mỏ Công, Tân Phong thuộc huyện Tân Biên.

Đến nay, h thng thu li Tân Hưng đã phát huy tác dng tưới cho vùng chuyên canh mía rng 9.000 ha và cung cp nước công nghip cho nhà máy đường 8.000 tn mía/ngày trên địa bàn xã Tân Hưng. Còn trên đồng đất Tân Biên, hin cũng đã có 80 tuyến kênh, tng chiu dài 47km, phc v tưới cho vùng sn xut nông nghip quan trng ca huyn các xã Trà Vong, M Công, Tân Phong.

Việc xây dựng thành công hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng, do người lính Cụ Hồ Đặng Văn Thượng quyết tâm xây dựng cho kỳ được trong những năm cực kỳ khó khăn thời mới giải phóng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Có thể nói, tỉnh Tây Ninh có được cuộc sống no ấm hôm nay phần lớn là nhờ hiệu ích đem lại từ “đại công trình thuỷ nông” này.

NGUYỄN TẤN HÙNG - ĐỒNG VIẾT THẮNG

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục