Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Quyền con người và an ninh con người ở Việt Nam
Bài 3: Luật hoá trong bảo vệ quyền con người
Chủ nhật: 21:31 ngày 08/12/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Một trong những điểm đáng chú ý liên quan đến quyền con người là an ninh con người, lần đầu tiên vấn đề an ninh con người được đưa vào Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Để thi hành các luật liên quan đến bảo vệ quyền con người, Việt Nam tiếp tục ban hành hơn 100 văn bản hướng dẫn nhằm chuẩn hoá các quy trình, công khai các quy định, bổ sung các chế định nhằm ngăn ngừa các hành vi tra tấn, bảo vệ những người có nguy cơ bị tra tấn cũng như hỗ trợ tốt hơn cho nạn nhân của hành vi tra tấn trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, điều tra, thi hành tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, bồi thường thiệt hại. Hệ thống pháp luật của Việt Nam không ngừng được bổ sung, hoàn thiện để bảo vệ quyền con người trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Điều tra, truy tố, xét xử

Việt Nam ban hành 34 văn bản triển khai thi hành, trong đó đáng chú ý: Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành tổ chức phiên toà trực tuyến; thông tư quy định trách nhiệm của lực lượng CAND trong việc thực hiện một số trình tự, thủ tục tố tụng hình sự thân thiện trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi; Quy chế về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố. 

Ghi âm hoặc ghi hình và thi hành tạm giữ, tạm giam

Việt Nam ban hành 9 văn bản triển khai thi hành, ví dụ như: Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ theo lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của BLTTHS 2015; quyết định về quy trình thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của BLTTHS 2015 của lực lượng CAND; kế hoạch về chương trình bồi dưỡng kỹ năng, tác phong, thái độ cho cán bộ hỏi cung, lấy lời khai khi thực hiện nhiệm vụ có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Về thi hành tạm giữ, tạm giam, Việt Nam ban hành 8 văn bản triển khai thi hành, điển hình là: Thông tư quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm và quan hệ phối hợp khi thực hiện nhiệm vụ bắt, áp giải, dẫn giải của lực lượng làm nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp trong CAND.

Thi hành án hình sự và khám, chữa bệnh trong cơ sở giam giữ

Việt Nam ban hành 38 văn bản triển khai thi hành, cụ thể như: Nghị định quy định cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự; Thông tư quy định về báo cáo, thống kê thi hành án hình sự tại cộng đồng; thông tư quy định biểu mẫu, sổ sách về công tác thi hành án phạt tù, thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, theo dõi, quản lý người ở cơ sở lưu trú; thông tư ban hành nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân trong CAND; thông tư ban hành nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân trong QĐND; Thông tư liên tịch quy định việc phối hợp trong thực hiện một số quy định của Luật Thi hành án hình sự về thi hành án hình sự tại cộng đồng. 

Việt Nam ban hành 4 văn bản triển khai thi hành, ví dụ như: Thông tư quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế khám, chữa bệnh cho phạm nhân, trại viên, học sinh và người bị tạm giữ, tạm giam; hướng dẫn về việc khám, chữa bệnh định kỳ, điều trị cho người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân; Hướng dẫn về việc bố trí buồng điều trị riêng cho người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân tại các bệnh viện quân đội. Như vậy, Việt Nam đã quy định cụ thể chế độ khám, chữa bệnh cho phạm nhân, người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Đặc xá và khiếu nại, tố cáo

Việt Nam ban hành 5 văn bản triển khai thi hành, đặc biệt là: Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Đặc xá; Quyết định ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Đặc xá năm 2018; quyết định ban hành các loại mẫu biểu về đặc xá.

Về khiếu nại, tố cáo, ban hành 25 văn bản triển khai thi hành, ví dụ như: Nghị định quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong CAND; nghị định quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong QĐND; thông tư quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí; thông tư quy định về công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong CAND; quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; Hướng dẫn về công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; chỉ thị về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cao trong Toà án nhân dân.

Bào chữa, trợ giúp pháp lý và bồi thường thiệt hại

Việt Nam ban hành 6 văn bản triển khai thi hành, ví dụ như: Thông tư ban hành quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý; thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BTP quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; thông tư quy định trách nhiệm của lực lượng CAND trong việc thực hiện các quy định của BLTTHS 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Đối với bồi thường thiệt hại, Việt Nam ban hành 9 văn bản triển khai thi hành, trong đó đáng chú ý: thông tư quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; thông tư quy định về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động thi hành án hình sự, hoạt động quản lý hành chính trong CAND; hướng dẫn “công tác quản lý việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của VKSND”; quyết định ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp và dân chủ ở cơ sở

Việt Nam ban hành 12 văn bản quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của cán bộ, công chức, những điều cán bộ, công chức không được làm để nâng cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng các chuẩn mực đạo đức của những người đại diện cho công quyền, nổi bật là: Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân, Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý; quy định văn hoá giao tiếp, ứng xử của cán bộ, chiến sĩ với phạm nhân và thân nhân phạm nhân và Quy tắc ứng xử của CAND.

Về dân chủ ở cơ sở, Việt Nam đặc biệt coi trọng, quan tâm thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra, thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, thi hành án hình sự, qua đó, góp phần ngăn ngừa, phát hiện, điều tra có hiệu quả các hành vi tra tấn. Việt Nam đã ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 và 18 văn bản thi hành, trong đó có thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong cơ sở giam giữ phạm nhân, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc BCA; thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng CAND...

Cải cách tư pháp, cải cách hành chính và tiếp cận thông tin

Việt Nam ban hành 5 văn bản quy định chi tiết, ví dụ như chỉ thị về tăng cường công tác điều tra của CQĐT của VKSNDTC; chỉ thị về việc đổi mới, nâng cao chất lương, hiệu quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự. Việt Nam đã ban hành 24 văn bản để triển khai, nổi bật là: Nghị định quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; Nghị định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử trong CAND và một số chương trình, kế hoạch khác

Đối với tiếp cận thông tin, Việt Nam ban hành đề án hỗ trợ thông tin, truyền thông về dân tộc và tôn giáo; Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng; đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam với nội dung thúc đẩy tuyên truyền pháp luật quốc tế về quyền con người, đặc biệt quan tâm tới 7 Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, bao gồm Công ước CAT...

Một trong những điểm đáng chú ý liên quan đến quyền con người là an ninh con người, lần đầu tiên vấn đề an ninh con người được đưa vào Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Việt Đông

(còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục