Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Bài mẫu viết thư lần UPU 46 năm 2017: Cùng chung tay bảo tồn tài nguyên biển
Thứ bảy: 12:39 ngày 21/01/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Chủ đề của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU 46 năm 2017: Hãy hình dung, nếu bạn là cố vấn Tổng thư ký Liên hợp quốc mới, bạn sẽ cố vấn cho ngài ấy vấn đề nào của thế giới cần xử lý đầu tiên và giải quyết vấn đề đó bằng cách nào?

Dưới đây là gợi ý bài mẫu viết thư UPU lần thứ 47, người viết đã đặt vị trí cố vấn của Tổng thư ký Liên hợp quốc để chia sẻ cùng ngài ấy những vấn đề nóng cần xử lý của thế giới.

Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Bảo tồn và phát triển bền vững đại dương và nguồn tài nguyên biển là một trong những mục tiêu Thiên niên kỷ. 

Thế nhưng, vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước vô vàn thách thức: Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội.

Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số và nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao, trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt, càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển.

Đó là chưa kể các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các hoạt động khai thác chủ yếu chỉ tập trung để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế mà xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường đang khiến môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề và chính con người chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả.

Theo kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng, hiện khoảng hơn 80% lượng cá toàn cầu đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá toàn cầu bị khai thác quá mức hoặc bị khai cạn kiệt trong khi nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt khi môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề.

Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên dầu khí và những nguồn tài nguyên biển không tái tạo khác đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững. Nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cũng ngày một tăng ở nhiều nơi trên thế giới.

Theo ước tính, cỏ biển đã mất 30 – 60% và rừng ngập mặn – chiếm 1/3 diện tích rừng thế giới – mất đến 70%. Trong vòng 20 năm qua, các nước Đông Nam Á đã mất đi 12% số rạn san hô, 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Các rạn san hô thường là môi trường sống của khoảng 1/4 các loài cá, đồng thời còn là nơi cư trú của các loài sinh vật biển khác.

Sự mất dần của các rạn san hô đã khiến lượng cá bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí còn dẫn đến sự tuyệt chủng của một số sinh vật biển do chúng không còn nơi để cư trú và sinh sản.

Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn gây phát sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội do sự thiếu hụt thực phẩm cung cấp cho những cư dân sống ở các đảo và các vùng ven biển, kéo theo những cuộc di dân hàng loạt từ các vùng ven biển vào các vùng trung tâm…

Môi trường biến trên thế giới đang bị ô nhiễm nặng nề.

Thưa Ngài Antonio Guterres, tại đất nước Việt Nam của chúng tôi vấn đề ô nhiễm môi trường biển đang là vấn đề báo động đỏ. Đặc biệt, vừa qua hiện tượng hải sản tự nhiên và nuôi trồng đột ngột chết trên quy mô chưa từng có diễn ra tại các tỉnh miền Trung được các nhà khoa học trong và ngoài nước kết luận là do độc tố học và tảo độc.

Môi trường biển bị ô nhiễm đã dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô. Vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122 km2 rạn san hô. Nếu hệ sinh thái này bị mất, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành "thủy mạc" không còn tôm cá nữa.

Tôi rất mong, Ngài Antonio Guterres với cương vị mới, sẽ có những hành động và chiến lược mới để mỗi con người có ý thức hơn trong việc bảo vệ tài nguyên biển vì sự phát triển bền vững mang tên đại dương xanh.

Chúc Ngài thật nhiều sức khỏe!

Ms. Thanh

Việt Nam, ngày 21 tháng 1 năm 2017

Nguồn Infonet

Tin cùng chuyên mục