Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn- 2024
Thứ sáu: 23:16 ngày 15/12/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Sở Công Thương triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường và đề nghị các sở, ngành, doanh nghiệp sớm triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh, phương án xử lý các biến động bất thường của thị trường.

Bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Năm 2023, kinh tế trong nước mặc dù có những tín hiệu tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong phục hồi sau dịch bệnh Covid-19 do ảnh hưởng từ các vấn đề bất ổn lớn về kinh tế, chính trị trên thị trường thế giới. Thị trường hàng hoá trong nước đã có những chuyển biến tích cực, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, do khu vực sản xuất còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập, đến sức mua và đời sống của người dân.

Dự báo thời gian tới, thị trường hàng hoá thế giới sẽ còn nhiều biến động do tác động của các vấn đề bất ổn chính trị đang tiếp tục gia tăng tại nhiều khu vực, giá các hàng hoá thiết yếu nhóm năng lượng có xu hướng tăng; giá lương thực ở mức cao; tỷ giá, lãi suất ở mức cao; lưu thông hàng hoá và thương mại gặp trở ngại do ảnh hưởng của bất ổn chính trị, phân chia khu vực… Các nhân tố trên sẽ ảnh hưởng đến kinh tế nói chung và thị trường trong nước nói riêng.

Sơ chế trứng gà tại một doanh nghiệp (Ảnh: Minh Dương)

Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hoá cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn- 2024, đồng thời làm tiền đề thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2024 của Chính phủ, Sở Công Thương triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường và đề nghị các sở, ngành, doanh nghiệp sớm triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh, phương án xử lý các biến động bất thường của thị trường.

Theo đó, Sở Công Thương sẽ theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu cao hoặc biến động tăng giá nhiều trên địa bàn thời gian qua để có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Phối hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ tết với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hoá bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau tết.

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị chức năng theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt heo và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác, có phương án hoặc đề xuất phương án để bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn- 2024.

Mặt khác, đẩy mạnh triển khai các hoạt động thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu, cụm công nghiệp kết hợp với các chương trình hội chợ, khuyến mãi, giảm giá, kích cầu tiêu dùng.

Đôn đốc các doanh nghiệp triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, chương trình kích cầu tiêu dùng; có cơ chế ưu tiên và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn mở rộng mạng lưới phân phối hàng hoá đến khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, các xã vùng sâu, vùng xa…

Phối hợp Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, chú trọng kiểm tra về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn.

Sở Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn dự trữ đầy đủ, có phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường giám sát, kiểm tra việc duy trì bán hàng và thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc bảo đảm cung ứng điện, có phương án dự phòng để bảo đảm đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và cung cấp điện cho các cơ sở y tế, không để thiếu điện trong mọi tình huống. Chú trọng công tác bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ tại các nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi.

Giang Hà

Tin cùng chuyên mục