Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Báo động tình trạng nghiện game online
Thứ sáu: 08:35 ngày 06/04/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Thời gian qua, đã có khá nhiều lời cảnh báo về tác hại của việc sa đà vào game online dành cho giới trẻ và phụ huynh; tuy nhiên, cơn sốt nghiện game online của các bạn trẻ vẫn chưa “hạ nhiệt”, dù đã có không ít những hệ luỵ. Có thể thấy nhiều bạn trẻ, ngay cả các bậc phụ huynh cũng đang phớt lờ những cảnh báo nguy hại từ việc nghiện game, nghiện điện thoại.

Dễ dàng thấy bạn trẻ mê mẩn với máy tính bảng hay điện thoại thông minh. (Ảnh minh hoạ, chụp tại Trung tâm Học tập, sinh hoạt thanh thiếu nhi).

 “Cày game” mọi lúc, mọi nơi

Nếu như trước đây, muốn tham gia game online, người ta phải tìm đến tiệm net, thì hiện tại, khi không khó để sở hữu một chiếc máy tính cá nhân hay ipad, điện thoại thông minh, các bạn trẻ đã có thể  “cày” game ở bất cứ đâu- miễn là có kết nối internet. Bên cạnh đó, dù thiết bị công nghệ đã hết sức phổ biến, nhưng sức hút của các tiệm game vẫn không hề giảm.

Với hơn 600 đại lý internet cung cấp dịch vụ game online trên địa bàn tỉnh, mỗi ngày, nhất là cuối tuần hay dịp lễ tết, rất dễ nhận thấy hình ảnh “game thủ” đang hì hục “cày”, đa phần là các bạn trẻ, thậm chí có không ít học sinh tiểu học tham gia vào thế giới đánh đấm kỳ ảo này.

Bạn Nguyễn Minh Huy (phường Hiệp Ninh, TP. Tây Ninh) nhận xét, chơi game ở quán net có cảm giác phấn khích hơn, nhất là máy tính ở các tiệm net cấu hình vừa mạnh, các phụ kiện tiện dụng, lại có thêm bạn bè trong tiệm có thể lập nhóm để đánh, giúp cho việc “kéo hạng” rất nhanh. Minh còn nói, điểm cuốn hút của những thể loại game nhập vai này là có thể tự chọn lựa nhân vật hoá thân để thoả mãn đam mê đánh đấm hoặc phiêu du giang hồ.

VÀ… NGHIỆN !

Quốc Cường- một bạn trẻ đam mê Liên quân- một loại game nhập vai trên di động chia sẻ, ban đầu, Cường được bạn bè giới thiệu để cùng chơi cho vui nhưng càng chơi càng cảm thấy mê mẩn, không muốn bỏ. Cường nhìn nhận, bản thân tốn khá nhiều thời gian lẫn tiền bạc đầu tư cho việc giải trí với loại game này. Nhất là những đợt game tổ chức sự kiện để tặng tướng hay trang phục, có khi Cường thức tận 3, 4 giờ sáng để chơi.

Không chỉ vậy, thiết bị di động cảm ứng hiện đã trở thành “bạn” của trẻ em vì các em được tạo điều kiện tiếp xúc rất sớm với điện thoại. Rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh người lớn chăm chú vào điện thoại lơ đãng với xung quanh; những đứa trẻ tay cầm điện thoại say mê lướt web hoặc chơi game trong khi ba mẹ bận việc.

Chị Thanh Tâm (Hoà Hội, Châu Thành) có con trai 5 tuổi, cho biết rất lo lắng về việc cho con tiếp xúc với điện thoại quá sớm, nhưng để “rảnh tay” làm việc chị đành ngó lơ. “Bây giờ bé mê điện thoại lắm, không có là khóc la om sòm. Khi nào mọi thứ ổn định hơn tôi sẽ cố gắng giảm bớt giờ chơi điện thoại của con”.

Bạn trẻ Hoàng Linh, 18 tuổi, xã Tân Hưng, Tân Châu thường khư khư điện thoại bên mình lúc chơi cùng chúng bạn, lúc học bài, thậm chí khi đi ngủ. Em nói mới có điện thoại được hơn hai năm, nhưng giờ không thể thiếu điện thoại vì có bạn bè trên mạng để “chát” vui hơn hoặc có thể xem chương trình giải trí lúc nào mình thích. Hình ảnh của Hoàng Linh đại diện cho không ít người trẻ bây giờ mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu. 

Game thủ cày game tại tiệm net.

TRÁCH NHIỆM CỦA AI?

Trong năm 2017, qua kiểm tra, đoàn thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông đã phát hiện 66 cá nhân và 1 tổ chức vi phạm các quy định về cung cấp, kinh doanh dịch vụ internet và trò chơi điện tử công cộng. Đoàn đã hướng dẫn và nhắc nhở đối với 14 đại lý internet; lập 53 biên bản vi phạm hành chính; ban hành 12 quyết định xử phạt cảnh cáo, 41 quyết định xử phạm vi phạm hành chính hình thức phạt tiền với tổng số tiền gần 60 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu về giấy chứng nhận điều kiện hoạt động.

Theo ông Hoàng Xuân Liên- Chánh Thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đại lý kinh doanh dịch vụ internet và trò chơi điện tử công cộng khá khó khăn, một phần do lực lượng thanh tra mỏng, khó làm việc ngoài giờ. Trước đây, các điểm truy cập internet công cộng đều cài đặt phần mềm quản lý giờ chơi, lưu trữ thông tin người chơi trong 3 ngày, các ngành chức năng dễ dàng kiểm soát việc sai phạm.

Nhưng khi thực hiện theo Nghị định 72/2013, việc quản lý các điểm truy cập internet công cộng được chuyển từ biện pháp quản lý bằng kỹ thuật sang biện pháp quản lý hành chính, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp cũng nặng hơn khi tham gia sâu vào công tác quản lý các đại lý internet.

Việc kiểm tra hoạt động đúng thời gian quy định của các đại lý kinh doanh dịch vụ internet và trò chơi điện tử công cộng do các Phòng Văn hoá - Thông tin địa phương phối hợp Công an huyện tổ chức các đoàn liên ngành thực hiện. Theo quy định, các đại lý internet cung cấp dịch vụ game online phải đóng cửa từ 22 giờ đến 8 giờ sáng ngày hôm sau.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít các điểm kinh doanh dịch vụ internet và trò chơi điện tử công cộng mở thâu đêm suốt sáng để phục vụ những thanh niên nghiện game. Để “né” luật, các điểm kinh doanh này luôn đóng cửa tiệm 10 giờ tối, dĩ nhiên, khách hàng vẫn còn trong tiệm.

Tuy nhiên, vấn đề là, khi internet ngày càng phổ biến, nhiều bạn trẻ không cần ra quán net để giải toả cơn nghiện game, mà ở tại nhà họ vẫn có thể thâu đêm suốt sáng với game online thì việc quản lý không còn thuộc về cơ quan chức năng nữa, mà phải thuộc về gia đình, của phụ huynh.

Có thể nói, vì nhiều lý do, các bậc phụ huynh cho con em mình chơi game trên điện thoại và máy tính một cách không kiểm soát là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện game. Những cảnh báo nhiều năm nay về việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tiền bạc, các mối quan hệ trong gia đình, xã hội và việc phát triển nhân cách dường như vẫn chưa hiệu quả.

Cơ quan chức năng kiểm tra một điểm kinh doanh internet.

Chị K.T.M, một cán bộ Hội Phụ nữ cho rằng, nghiện game ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, trẻ có thể bỏ bê việc học hành, không tập trung vào việc rèn luyện thân thể, nâng cao kiến thức cho bản thân, thậm chí dẫn đến bỏ học, nảy sinh phạm tội khi tuổi còn nhỏ.

Nghiện game cũng làm cho khả năng giao tiếp, vốn từ của trẻ kém đi, lệch lạc về nhân cách. Cũng là một người mẹ có con nhỏ, chị M. thừa nhận mình vẫn cho con tiếp xúc với điện thoại di động. Chị chia sẻ: “Các con tôi vẫn được chơi điện thoại nhưng theo sự kiểm soát và có giới hạn nhất định”.

Theo chị M, để hạn chế việc trẻ nghiện game hiện nay cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành, nhưng quan trọng nhất chính là sự quản lý của gia đình. Nhiều ý kiến cho rằng, các bậc phụ huynh cần dành thời gian vui chơi, cùng học với con hơn là chỉ chu cấp tiền bạc; cha mẹ cũng quan tâm tìm hiểu tâm lý của con theo từng độ tuổi khác nhau để kịp thời động viên, khuyến khích trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần giữ liên hệ với nhà trường để biết về tình hình học tập, cùng nhà trường chăm sóc, giáo dục con mình.

Mặt khác, cho đến nay, công tác quản lý game online cũng như tuyên truyền đến người chơi những ảnh hưởng tiêu cực do chơi game quá độ, vẫn còn nhiều hạn chế. Thiết nghĩ, các ngành chức năng, các đoàn thể cần tăng cường công tác tuyên truyền. Ngoài việc tuyên truyền cho những chủ đại lý, cơ sở kinh doanh internet tuân thủ đúng những quy định của Nhà nước, cần tuyên truyền để mỗi gia đình và nhà trường có những biện pháp giáo dục, quản lý và định hướng con em trong việc sử dụng mạng internet một cách có ích nhất.

HOÀ KHANG - VI XUÂN

Từ khóa:
>> Báo động tình trạng nghiện game online (Xem trang 10). Thời gian qua đã có khá nhiều lời cảnh báo về tác hại của việc sa đà vào game online dành cho giới trẻ và phụ huynh; tuy nhiên cơn sốt nghiện game online của các bạn trẻ vẫn chưa “hạ nhiệt” dù đã có không ít những hệ luỵ. Có thể thấy nhiều bạn trẻ ngay cả các bậc phụ huynh cũng đang phớt lờ những cảnh báo nguy hại từ việc nghiện game nghiện điện thoại. Dễ dàng thấy bạn trẻ mê mẩn với máy tính bảng hay điện thoại thông minh. (Ảnh minh hoạ chụp tại Trung tâm Học tập sinh hoạt thanh thiếu nhi). “CÀY GAME” MỌI LÚC MỌI NƠI Nếu như trước đây muốn tham gia game online người ta phải tìm đến tiệm net thì hiện tại khi không khó để sở hữu một chiếc máy tính cá nhân hay ipad điện thoại thông minh các bạn trẻ đã có thể “cày” game ở bất cứ đâu- miễn là có kết nối internet. Bên cạnh đó dù thiết bị công nghệ đã hết sức phổ biến nhưng sức hút của các tiệm game vẫn không hề giảm. Với hơn 600 đại lý internet cung cấp dịch vụ game online trên địa bàn tỉnh mỗi ngày nhất là cuối tuần hay dịp lễ tết rất dễ nhận thấy hình ảnh “game thủ” đang hì hục “cày” đa phần là các bạn trẻ thậm chí có không ít học sinh tiểu học tham gia vào thế giới đánh đấm kỳ ảo này. Bạn Nguyễn Minh Huy (phường Hiệp Ninh TP. Tây Ninh) nhận xét chơi game ở quán net có cảm giác phấn khích hơn nhất là máy tính ở các tiệm net cấu hình vừa mạnh các phụ kiện tiện dụng lại có thêm bạn bè trong tiệm có thể lập nhóm để đánh giúp cho việc “kéo hạng” rất nhanh. Minh còn nói điểm cuốn hút của những thể loại game nhập vai này là có thể tự chọn lựa nhân vật hoá thân để thoả mãn đam mê đánh đấm hoặc phiêu du giang hồ. VÀ… NGHIỆN ! Quốc Cường- một bạn trẻ đam mê Liên quân- một loại game nhập vai trên di động chia sẻ ban đầu Cường được bạn bè giới thiệu để cùng chơi cho vui nhưng càng chơi càng cảm thấy mê mẩn không muốn bỏ. Cường nhìn nhận bản thân tốn khá nhiều thời gian lẫn tiền bạc đầu tư cho việc giải trí với loại game này. Nhất là những đợt game tổ chức sự kiện để tặng tướng hay trang phục có khi Cường thức tận 3 4 giờ sáng để chơi. Không chỉ vậy thiết bị di động cảm ứng hiện đã trở thành “bạn” của trẻ em vì các em được tạo điều kiện tiếp xúc rất sớm với điện thoại. Rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh người lớn chăm chú vào điện thoại lơ đãng với xung quanh; những đứa trẻ tay cầm điện thoại say mê lướt web hoặc chơi game trong khi ba mẹ bận việc. Chị Thanh Tâm (Hoà Hội Châu Thành) có con trai 5 tuổi cho biết rất lo lắng về việc cho con tiếp xúc với điện thoại quá sớm nhưng để “rảnh tay” làm việc chị đành ngó lơ. “Bây giờ bé mê điện thoại lắm không có là khóc la om sòm. Khi nào mọi thứ ổn định hơn tôi sẽ cố gắng giảm bớt giờ chơi điện thoại của con”. Bạn trẻ Hoàng Linh 18 tuổi xã Tân Hưng Tân Châu thường khư khư điện thoại bên mình lúc chơi cùng chúng bạn lúc học bài thậm chí khi đi ngủ. Em nói mới có điện thoại được hơn hai năm nhưng giờ không thể thiếu điện thoại vì có bạn bè trên mạng để “chát” vui hơn hoặc có thể xem chương trình giải trí lúc nào mình thích. Hình ảnh của Hoàng Linh đại diện cho không ít người trẻ bây giờ mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu. Game thủ cày game tại tiệm net. TRÁCH NHIỆM CỦA AI? Trong năm 2017 qua kiểm tra đoàn thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông đã phát hiện 66 cá nhân và 1 tổ chức vi phạm các quy định về cung cấp kinh doanh dịch vụ internet và trò chơi điện tử công cộng. Đoàn đã hướng dẫn và nhắc nhở đối với 14 đại lý internet; lập 53 biên bản vi phạm hành chính; ban hành 12 quyết định xử phạt cảnh cáo 41 quyết định xử phạm vi phạm hành chính hình thức phạt tiền với tổng số tiền gần 60 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu về giấy chứng nhận điều kiện hoạt động. Theo ông Hoàng Xuân Liên- Chánh Thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông việc thanh tra kiểm tra hoạt động của các đại lý kinh doanh dịch vụ internet và trò chơi điện tử công cộng khá khó khăn một phần do lực lượng thanh tra mỏng khó làm
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh