Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Bộ Y tế: "Siết chặt" việc sử dụng phụ gia có trong thực phẩm
Thứ năm: 18:37 ngày 19/09/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng Phụ gia thực phẩm. Thông tư nêu rõ danh mục thực phẩm được sử dụng phụ gia và theo đó, Bộ Y tế yêu cầu phải hạn chế mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm.

Bộ Y tế: Yêu cầu hạn chế thấp nhất lượng phụ gia có trong thực phẩm. Ảnh minh họa

Cụ thể Thông tư quy định về danh mục phụ gia thực phẩm; Sử dụng, quản lý phụ gia thực phẩm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhiên có liên quan. Thông tư chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 16/10/2019.

PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho rằng, nguyên tắc xây dựng danh mục phụ gia ATTP bảo đảm an toàn với sức khỏe con người, hài hòa với các quy chuẩn, quy định quốc tế về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm đồng thời cập nhật theo các khuyến cáo về quản lý nguy cơ đối với phục gia thực phẩm của cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam, CAC, JECFA và nước ngoài.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu, nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm phải đảm bảo: phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm; không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm; hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.

Trọng tâm của Thông tư cũng nêu: Chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không lừa dối người tiêu dùng và chỉ để đáp ứng một hoặc nhiều chức năng của phụ gia thực phẩm khi không thể đạt được bằng các cách khác có hiệu quả hơn về kinh tế, công nghệ.

Việc sử dụng phụ gia thực phẩm phải duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đối với sản phẩm được sử dụng với mục đích đặc biệt mà phụ gia thực phẩm như một thành phần thực phẩm (ví dụ đường ăn kiêng) thì không phải kiểm soát theo các quy định tại Thông tư này.

Việc tăng cường việc duy trì chất lượng hoặc tính ổn định của thực phẩm hoặc để cải thiện cảm quan nhưng không làm thay đổi bản chất hoặc chất lượng của thực phẩm nhằm lừa dối người tiêu dùng.

Phụ gia thực phẩm hỗ trợ trong sản xuất, vận chuyển nhưng không nhằm che giấu ảnh hưởng do việc sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng hoặc thực hành sản xuất, kỹ thuật không phù hợp.

So với Thông tư cũ (Thông tư số 27/2012/TT-BYT) ban hành từ năm 2012 thì Thông tư này cũng siết chặt quy định đối với việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và phối trộn phụ gia thực phẩm.

Bộ Y tế quy định, chỉ được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm trong trường hợp đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý bằng văn bản; việc san chia, đóng gói lại này phải không được gây ra nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người… Phải liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia thực phẩm có trong sản phẩm sau phối trộn. Cần có hướng dẫn sử dụng mức tối đa, đối tượng thực phẩm và chức năng.

Ngoài ra, vẫn phải tuân thủ các quy định khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm. Các sản phẩm phụ gia thực phẩm thuộc diện nêu trên phải thể hiện ngay sau khi sang chia, sang chiết, nạp đóng gói lại và phối trộn. Hạn sử dụng phải tính từ ngày sản xuất phụ gia thực phẩm trên nhãn gốc của các phụ gia thực phẩm trước khi sang chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại.

Nguồn congluan

Tin cùng chuyên mục