Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Các bạn trẻ Sài Thành tranh thủ chụp ảnh trước khi Nhà thờ Đức Bà trùng tu, ngưng đón khách
Thứ sáu: 07:02 ngày 07/07/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Với 137 năm hoạt động, nhà thờ Đức Bà đã xuống cấp nghiêm trọng. Đợt trùng tu dự kiến kéo dài 2 năm này hy vọng sẽ mang lại một diện mạo mới cho nhà thờ

Nhà thờ Đức Bà tên đầy đủ là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn (tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Saïgon).

Đây là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nét đặc trưng của du lịch Việt Nam.

Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ mới. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic đã được chọn.

Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.

Nguồn gốc tên gọi Nhà thờ Đức Bà:

Năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên cai quản Giáo xứ Sài Gòn thời ấy, đã đặt tạc một Tượng Đức Mẹ Hòa bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý. Tượng được tạc tại Pietrasanta cách Roma khoảng 500 km. Khi tượng hoàn tất thì được đưa xuống tàu Oyanox vào ngày 8 tháng 1 năm 1959 từ hải cảng Gênes chở tượng qua Việt Nam và tới Sài Gòn ngày 15 tháng 2 năm 1959.

Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện "Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình" rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy. Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ tọa lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu Toàn Quốc, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm 1959. Từ sự kiện này mà từ đó nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà. 

Một mặt Nhà thờ Đức Bà.

Mặt chính diện của Nhà thờ.

Bên trong Nhà thờ Đức Bà.

Những bức tranh kính đặc trưng của trường phái kiến trúc Gothic.

Theo Đài Truyền hình Việt Nam (Khám Phá)

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục