Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Phòng chống dịch khảm lá cây mì:
Cần chuyển đổi cây trồng vụ Đông Xuân 2017-2018
Thứ năm: 20:31 ngày 21/09/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Sáng 21.9, Sở NN&PTNT Tây Ninh tổ chức hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch bệnh khảm lá cây mì và định hướng công tác phòng chống dịch trong thời gian tới.

Đến dự có ông Lê Văn Thiệt- Cục phó Cục BVTV, ông Lê Quốc Cường- Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam, ông Nguyễn Văn Liêm- Viện trưởng Viện BVTV, ông Nguyễn Hữu Hỷ- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc cùng các chuyên gia nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Viện di truyền Nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm (thành phố Hồ Chí Minh).

Đại diện Sở NN&PTNT trao đổi về tình hình dịch khảm lá cây mì.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Tây Ninh, diện tích mì bị nhiễm bệnh tính đến ngày 18.9 là gần 6.000 ha, trong khi đó diện tích tiêu hủy chỉ mới đạt khoảng 27%.

Hiện nay, diện tích mì nhiễm bệnh còn trên đồng chiếm khoảng 32% so với diện tích mì còn trên đồng.

Trong đó có nhiều diện tích mì trước có tỷ lệ nhiễm dưới 30% nay đã tăng lên khoảng 70% do nguồn bệnh còn trên đồng tiếp tục lan sang các cây chưa nhiễm bệnh.

Để ngăn chặn dịch bệnh trong vụ sau, ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân không nên tiếp tục trồng mì trên những diện tích đã nhiễm bệnh mà chuyển sang cây trồng mới.

Trong kế hoạch phát triển diện tích mía năm 2017-2018 dự kiến là 18.000 ha, trong đó trồng mới 6.000 ha; hoặc nông dân muốn trồng cây ăn quả như bưởi da xanh, dứa Queen, chanh dây, xoài cát chu… hay cây điều, nên liên hệ với Sở NN&PTNT để được hướng dẫn, hỗ trợ ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm trước khi triển khai.

Nên sử dụng giống mì kháng bệnh để trồng.

Với những diện tích mì chưa bị nhiễm bệnh, nếu bà con vẫn tiếp tục trồng mì thì phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá cây khoai mì theo hướng dẫn của Cục BVTV.

Ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nên trồng những giống mì ít bị nhiễm bệnh như KM94, KM140, hạn chế trồng những giống nhiễm nặng như KM419, và tuyệt đối không trồng giống mì HL-S11 vì đây là giống nhiễm bệnh khảm lá nặng, rất mẫn cảm với bọ phấn trắng.

Cũng tại hội nghị, các chuyên gia cũng đã trao đổi với Sở NN&PTNT về các biện pháp đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh khảm lá. Các chuyên gia đề nghị, tỉnh cần tập trung tăng cường công tác kiểm dịch thực vật, phối hợp với các Viện nghiên cứu tìm ra giống mì kháng bệnh, và thực hiện luân canh cây trồng, trong đó đặc biệt ưu tiên trồng luân canh giữa cây mì và các cây họ đậu.

Theo GS.TS Nguyễn Thơ - chuyên gia về BVTV, Tây Ninh muốn phát triển bền vững cây mì thì phải hạn chế sử dụng thuốc hoá học lẫn phân bón hóa học. Thay vào đó, tỉnh cần khuyến cáo bà con ưu tiên dùng phân bón hữu cơ bón cho đất, cũng như hạn chế dùng thuốc BVTV để bảo vệ thiên địch, tiêu diệt bọ phấn trắng.

N.D

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục